Phù Nham phát triển kinh tế theo hướng bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/6/2018 | 8:04:31 AM

YBĐT - Đảng bộ xã đã đề ra nghị quyết phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là các mô hình sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. 

Mô hình trồng cà chua sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của nông dân Phù Nham.
Mô hình trồng cà chua sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của nông dân Phù Nham.

Phù Nham (huyện Văn Chấn) là xã kinh tế thuần nông, thu nhập chính của gần 2.000 hộ dân từ cây lúa, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ. 

Để giúp nhân dân nâng cao đời sống, Đảng bộ xã đã đề ra nghị quyết phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là các mô hình sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.
 
Chính quyền xã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tăng cường kiểm tra đôn đốc nhân dân ở 18 thôn, bản áp dụng khao học kỹ thuật (KHKT) vào gieo cấy trên diện tích 575ha lúa/năm (trong đó 40 ha thực hiện dự án cánh đồng một giống) bằng các giống lúa lai, lúa thuần, năng suất chất lượng cao.
 
Qua chủ động nguồn nước và phòng trừ sâu bệnh, năng suất lúa bình quân đạt 6,6 tấn/ha/vụ, tổng sản lượng thóc hàng năm đạt 3.504 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 450 kg/năm. Hàng năm, nhân dân còn trồng 397ha ngô lai, 55ha khoai lang, 7,5ha đỗ tương và 105ha rau màu các loại. Do tích cực trồng cây vụ 3 trên đất 2 vụ lúa, nên giá trị kinh tế đất ruộng canh tác 3 vụ của xã đạt hơn 140 triệu đồng/ha/năm.
 
Đồng chí Phùng Văn Đồng -  Chủ tịch UBND xã cho biết, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân nên những năm gần đây xã luôn hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra; kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu giống, nâng cao năng suất và sản lượng.

Trong chăn nuôi, nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, phòng chống rét vào mùa đông nên đàn trâu đã phát triển lên 1.186 con, bò 219 con, lợn 4.300 con và gia cầm, thủy cầm các loại hơn 46.000 con, trung bình mỗi năm giá trị kinh tế từ chăn nuôi đạt hơn 30 tỷ đồng. 

"Đó là kết quả của sự thay đổi nhận thức về tư duy kinh tế, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, lựa chọn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế bền vững phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhiều năm xã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt trên 7%/năm” Chủ tịch Đồng nói.

Để phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, Đảng bộ xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức đoàn thể trong việc rà soát và giúp hộ nghèo vay vốn qua các hệ thống ngân hàng để phát triển sản xuất, cung ứng phân bón trả chậm, tăng cường tập huấn chuyển giao KHKT. Tất cả đều được triển khai trên tinh thần dân chủ, bàn bạc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn.
 
Cùng với đó, hoạt động thương mại dịch vụ được đặc biệt quan tâm, chiếm 35% cơ cấu kinh tế của địa phương với các hoạt động chủ yếu như: thu mua nông sản, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, kinh doanh vật tư nông nghiệp và chăn nuôi, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, ăn uống… phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhiều hộ dân trong xã.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã đã thành lập Ban chỉ đạo, tiến hành đánh giá, rà soát thực trạng các tiêu chí; xây dựng Đề án quy hoạch phù hợp với từng vùng và công khai tới 100% hộ dân qua các buổi họp thôn, xã, nhờ đó tạo được sự chung sức đồng lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
 
Kết cấu hạ tầng nông thôn không ngừng được cải thiện với trên 75% đường giao thông đã được bê tông hóa, nhựa hóa; trên 90% công trình thủy lợi đã được kiên cố hóa, đảm bảo phục vụ nước tưới cho 100% diện tích lúa nước; 3 cơ sở trường học được sửa chữa và xây dựng mới khang trang sạch đẹp; trên 90% nhà ở dân cư được kiên cố đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng, không có nhà dột nát; 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và có các phương tiện nghe, nhìn…; thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 30 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11%. Xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới từ cuối năm 2016.

Phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, tạo được sự đồng thuận cao trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân… là những điều kiện thuận lợi để địa phương tiếp tục phát triển theo hướng bền vững trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thạch Phong

Các tin khác

YBĐT - Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh Yên Bái tháng 5/2018 ước đạt trên 792.650 triệu đồng, tăng 4,7% so với tháng trước; tính 5 tháng đạt 3.573.408 triệu đồng, đạt 37,6% kế hoạch, tăng trên 6,4% so với cùng kỳ.

Dự án tập trung vào lĩnh vực thủy lợi, chỉnh trị sông ngòi, kè chống sạt lở, đường giao thông - Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu về Dự án "Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai" tại 6 tỉnh nêu trên.

Diễn tập có một phần thực binh. Ảnh minh họa

YBĐT - Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái vừa ban hành Văn bản số 581/SGTVT-QLKCHTGT thông báo về việc công bố hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa khi thực hiện diễn tập ứng phó thiên tai, bão lụt và tìm kiếm cứu nạn thành phố Yên Bái năm 2018.

Lãnh đạo xã Đông An kiểm tra các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn.

YBĐT - Năm 2017, Đông An đã  giảm được 203 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục