Quy định mới về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/8/2018 | 9:20:13 AM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó quy định cụ thể điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:

1- Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

- Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh tại (1) nêu trên có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 5 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Giấy chứng nhận) không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

3- Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại (1), (2) nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.

Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn.

Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Nghị định cũng quy định cụ thể về kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, thương nhận tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định nêu trên.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.

Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.

Nghị định có hiệu lực từ 1/10/2018.
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ chủ yếu đi trên cao và hầm để hạn chế chia cắt dân cư, đường ngang. Ảnh minh họa.

Cần nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam theo hướng thuận lợi nhất cho quy hoạch phát triển của địa phương và phát huy hiệu quả nhất.

Đặt cược vào thủy điện, Đông Nam Á đối mặt với rủi ro khó lường.

Thủy điện trên sông Mekong đem lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng rủi ro có thể lớn hơn lợi ích đó.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan né gỗ vuông cho tằm làm kén tại huyện Trấn Yên.

YBĐT - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng 350 ha dâu, trong đó, huyện Trấn Yên chiếm khoảng 90% diện tích, chủ yếu tập trung tại các xã: Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành. 

Nhân viên bưu điện thực hiện thu thuế tại phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.

YBĐT - Thực hiện kế hoạch của Cục Thuế tỉnh về việc triển khai thực hiện thí điểm ủy nhiệm thu thuế (UNTT) đối với cá nhân kinh doanh (CNKD) nộp thuế theo phương pháp khoán, giai đoạn 2, ngành thuế tiếp tục triển khai trên địa bàn thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Văn Yên và Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục