Khởi sắc "tam nông"

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/9/2018 | 8:09:10 AM

YBĐT - Giai đoạn 2008 - 2017, tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực "tam nông" đạt gần 49.000 tỷ đồng. Tỉnh đã ban hành 39 đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và 31 đề án phát triển nông thôn. 

Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành vùng cây ăn quả hơn 7.000 ha.
Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành vùng cây ăn quả hơn 7.000 ha.

Yên Bái là tỉnh miền núi nông dân chiếm 80% dân số, 70% lao động ở khu vực nông thôn. Nghị quyết "tam nông" ra đời như một luồng gió mới thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn đổi mới, phát triển. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là "tam nông”), tỉnh đã xây dựng được hệ thống quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch sản phẩm nông, lâm nghiệp, quy hoạch nông thôn mới (NTM) gắn với ban hành bộ cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng NTM một cách căn cơ, đồng bộ.
 
Thống kê, trong giai đoạn 2008 - 2017, tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực "tam nông" đạt gần 49.000 tỷ đồng. Tỉnh đã ban hành 39 đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và 31 đề án phát triển nông thôn. Các đề án, chính sách tập trung khai thác tối đa lợi thế của từng địa phương, từng vùng để cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với xây dựng NTM một cách phù hợp.
 
Nhờ các chính sách đầu tư cho "tam nông", cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện; bức tranh nông nghiệp ngày càng khởi sắc.
 
Trong điều kiện thường xuyên đối mặt với thiên tai, bão lũ, ngành nông nghiệp tỉnh liên tục có bước tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành từ 4 - 5%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 6.584 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2010; cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 75,3% xuống 67,3%; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 23% lên 31,5%; các ngành lâm nghiệp, thủy sản đều tăng.
 
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với những chính sách hỗ trợ triển khai đồng bộ đã xây dựng được nhiều mô hình chăn nuôi, sản xuất hàng hóa bền vững, góp phần nâng cao thu nhập và xây dựng NTM ở các địa phương.
 
Đến nay, Yên Bái đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị cao như: vùng lúa đặc sản 3.000 ha, vùng ngô hàng hóa 15.000 ha, vùng cây ăn quả 7.000 ha, vùng chè 8.000 ha, vùng quế 70.000 ha, vùng tre măng Bát độ trên 3.600 ha, vùng sơn tra 6.000 ha...
 
Đặc biệt, Yên Bái đã xây dựng được một số sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng, có thương hiệu, gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ như: quế Văn Yên; bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình; chè Suối Giàng, gạo nếp Tú Lệ, cam của huyện Văn Chấn...

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM thực sự là cú huých mạnh mẽ làm thay đổi diện mạo các vùng quê. Sau 7 năm triển khai, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã dành thời gian, nguồn lực, tâm huyết thực hiện chương trình này. Đến nay, Yên Bái đã có 38 xã về đích NTM, 13 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí.
 
Đặc biệt, bằng cách thay đổi tư duy, biện pháp chỉ đạo xây dựng NTM theo hướng phân cấp cho địa phương chủ động huy động và sử dụng nguồn lực, tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã giảm xuống. Tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 650 tỷ đồng.
 
Bằng các nguồn vốn, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 700 km mặt đường bê tông xi măng, mở mới nền đường 1,180 km đường giao thông nông thôn; sửa chữa nâng cấp làm mới 707 công trình thủy lợi. Ngoài ra, hệ thống điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế cũng được đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại; tập trung thực hiện tích tụ ruộng đất để thúc đẩy cơ giới hóa, sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh  theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng, mời gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Văn Thông

Các tin khác
Đã có 12 quốc gia báo cáo có Dịch tả lợn Châu Phi (Ảnh minh họa)

Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn lối mở khu vực biên giới với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có Dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 27/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

YBĐT - Cùng các cấp, các ngành trong toàn huyện, Hội Nông dân Mù Cang Chải đã chủ động phối hợp tổ chức 195 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho 11.629 lượt hội viên nông dân, 98 lớp dạy nghề cho 4.900 hội viên nông dân tham gia, cung cấp tài liệu cho nông dân, tổ chức cho hội viên đi tham quan học tập.

Đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam “ngốn” gần 120.000 tỷ đồng cơ bản được thông xe toàn tuyến vào năm 2021.

Tuyến đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông dài 654km với với tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng bao gồm 11 dự án thành phần (3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP) đến nay đã được Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi và được khởi công theo đúng tiến độ và năm 2019, cơ bản được thông xe toàn tuyến vào năm 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục