Trấn Yên: Nền tảng vững chắc cho phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/12/2018 | 11:19:58 AM

YBĐT - Trong gió heo may, chúng tôi về Trấn Yên, mảnh đất kiên cường trong kháng chiến, cái nôi của cách mạng, hôm nay đã và đang tạo ra những bước phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Dọc hai dải đất sông Hồng xanh thẳm của lúa, ngô, dâu tằm, quế, tre măng Bát độ, khu cụm công nghiệp rộn rã tiếng máy, những khuôn mặt rạng ngời chào đón xuân về.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên kiểm tra tình hình phát triển của cây ngô đông trên đất hai vụ lúa ở xã Báo Đáp.
Lãnh đạo huyện Trấn Yên kiểm tra tình hình phát triển của cây ngô đông trên đất hai vụ lúa ở xã Báo Đáp.

Nông nghiệp là bệ phóng

Năm 2018, đánh dấu thêm một năm kinh tế - xã hội huyện Trấn Yên đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển. Trong 18 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu thì có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 5 chỉ tiêu đạt. 

Dẫu vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.100 tỷ đồng, đạt 100,7% kế hoạch. Trấn Yên xác định, nông nghiệp là cơ sở, là bệ phóng cho phát triển, do đó tập trung phát triển, mở rộng diện tích cây trồng, vật nuôi thế mạnh hình thành vùng sản xuất hàng hóa và thị trường. 

Đến nay, đã xây dựng và hình thành vùng tre măng Bát độ với sản lượng măng hàng năm đạt trên 45.000 tấn; vùng quế, vùng cây ăn quả, vùng chè chất lượng cao rõ nét. Đặc biệt là vùng phát triển dâu tằm, riêng năm 2018 đã trồng 129ha, bằng 215% kế hoạch, nâng diện tích dâu toàn huyện lên trên 400ha, sản lượng kén tằm đạt 547 tấn, tăng 117 tấn so với năm 2017. 

Toàn huyện hiện có 872 hộ dân liên kết trồng dâu, nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân thu nhập trên mỗi héc-ta trồng dâu, nuôi tằm đạt 220 - 250 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí cho thu lãi trên 100 triệu đồng/ha. 

Song song với đó là mở rộng diện tích vùng cây ăn quả có múi, riêng năm 2018 trồng mới 100 ha, nâng diện tích lên 716 ha, sản lượng đạt hơn 1.000 tấn, giá trị mang lại hàng chục tỷ đồng. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh mẽ, toàn huyện có 600 cơ sở chăn nuôi tập trung (38 cơ sở chăn nuôi trâu, bò; 234 cơ sở chăn nuôi lợn; 298 cơ sở chăn nuôi gia cầm...) sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 8.000 tấn. 

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Trấn Yên là huyện dẫn đầu, năm 2018, có 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 15/21 xã. Huyện phấn đấu đến năm 2010 trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh.

Công nghiệp tạo đột phá

Cùng với các thành phần kinh tế khác, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển không ngừng, các làng nghề được củng cố, khôi phục tạo việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, đến năm 2018 giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt trên 760 tỷ đồng, bằng 138% kế hoạch. 

Hiện, toàn huyện có 344 cơ sở sản xuất công nghiệp (50 doanh nghiệp ngoài quốc doanh; 3 doanh nghiệp Nhà nước; 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 10 hợp tác xã; 278 hộ cá thể), thu hút và tạo việc làm cho hơn 4.000 lao động có thu nhập ổn định. 

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đổi mới dây chuyền công nghệ, tăng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng ưu tiên cho xuất khẩu… Trấn Yên giờ là "thủ phủ” của sản xuất chế biến gỗ rừng trồng với cả trăm cơ sở chế biến. 

Để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, ngoài việc khai thác các lợi thế, huyện còn làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng cho chế biến. Song song với đó, huyện tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách theo quy định của Nhà nước, quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ giúp các doanh nghiệp về thủ tục, đất đai, nguồn lao động… Trong hai năm trở lại đây, huyện luôn nằm trong tốp đầu về xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp huyện. 

Nhờ vậy, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến đầu tư ngày một nhiều, trong năm qua đã có 6 dự án đầu tư trên địa bàn có vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, quy mô sản xuất lớn, công nghệ cao và tạo việc làm cho nhiều lao động. 

Các dự án đầu tư đã đi vào sản xuất, tạo ra sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao như: sản phẩm thép hộp, thép ống, may gia công xuất khẩu, quặng cầu viên… đã góp phần làm gia tăng thêm giá trị sản xuất ngành công nghiệp. 

Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú, trong năm đã có 173 cơ sở đăng ký và thành lập mới với tổng số vốn trên 73 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh lên 1.658 cơ sở. Năm 2018, các cơ sở này đã nộp vào ngân sách 47 tỷ đồng. 

Kinh tế phát triển, cuộc sống người dân ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,3%, trên các vùng quê đã có thêm nhiều tỷ phú rừng, tỷ phú cây ăn quả, tỷ phú măng tre Bát độ... Đó là nền tảng cho Trấn Yên phát triển ngày một giàu mạnh.

Thanh Phúc

Các tin khác

YBĐT - Đến nay, toàn xã Đồng Khê có 18 tổ tiết kiệm và vay vốn, mỗi tổ có 2 cán bộ đều được tập huấn, hướng dẫn để nắm rõ nghiệp vụ, phần việc và trách nhiệm của mình.  


Ảnh minh họa.

Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn dịp lễ, Tết 2019.

YBĐT - Thực hiện chương trình hợp tác, kết nghĩa giữa thành phố Yên Bái và huyện Mù Cang Chải theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thành phố Yên Bái và huyện Mù Cang Chải đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc triển khai các hoạt động mà lãnh đạo hai địa phương đã ký kết.

Nghề trồng dâu, nuôi tằm đang phát triển mạnh mẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương, trong đó có Y Can.

YBĐT - Y Can là xã thuần nông vốn gặp nhiều khó khăn, nhưng sau 8 năm nỗ lực, cùng với sự vào cuộc tích cực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nay đã khoác lên mình một diện mạo mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục