Thượng Bằng La đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/12/2018 | 1:55:10 PM

YBĐT - Nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ của xã có thu nhập cao như hộ các ông, bà: Vũ Thị Lợi, Phạm Văn Bách, Hà Văn Dế ở thôn Thiên Tuế, thu nhập từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm nhờ trồng cây ăn quả... 


Nhiều hộ dân ở thôn Thiên Tuế, xã Thượng Bằng La đầu tư trồng cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều hộ dân ở thôn Thiên Tuế, xã Thượng Bằng La đầu tư trồng cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao.

Là xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, Thượng Bằng La có diện tích tự nhiên hơn 9.200ha, dân số 8.470 khẩu, trong đó dân tộc Kinh chiếm 49,8%, dân tộc Tày 45,4%, còn lại là các dân tộc khác, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với cây lúa, chè và cây ăn quả.

Ông Hoàng Quân Đoàn - Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Trong những năm gần đây đời sống của người dân trong xã đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/ năm; sản lượng lúa cả năm đạt hơn 2.500 tấn, ngô đạt gần 2.400 tấn; tổng đàn gia súc hiện có 1.572 con; thu ngân sách đạt 320 triệu đồng. 

Nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ của xã có thu nhập cao như hộ các ông, bà: Vũ Thị Lợi, Phạm Văn Bách, Hà Văn Dế ở thôn Thiên Tuế, có thu nhập từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm nhờ trồng cây ăn quả; hộ gia đình anh Dương Trung Hùng - thôn 4 và hộ chị Hoàng Minh Thảo - thôn Dạ có thu nhập từ 200 triệu đồng/năm trở lên nhờ chăn nuôi... Đặc biệt, các tiêu chí chuẩn nông thôn mới được xã duy trì và từng bước nâng cao”.

Qua trao đổi với các đồng chí lãnh đạo xã được biết, sự chuyển biến tích cực bắt đầu từ khi xã tập trung chuyển đổi canh tác cây lúa từ 1 vụ lên 2 vụ. Rồi việc nhân dân mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất và chú trọng phát triển kinh tế hộ. Đặc biệt, khuyến khích đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa và trồng cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao. 

Đối với công tác giảm nghèo, chính quyền địa phương đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Văn Chấn rà soát, xây dựng và hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. 

Chẳng hạn, gia đình bà Hà Thị Toan - hộ nghèo ở thôn Vằm, sau khi được tham gia vào dự án nuôi bò theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tập trung chăm sóc đồng thời tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp, đến năm 2015 gia đình đã thoát nghèo, thu nhập đạt 2,4 triệu 

đồng/người/tháng. Điều đáng mừng là, không chỉ thoát nghèo, hộ bà Hà Thị Toan còn trở thành một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế của xã. Hiện nay gia đình đã xây dựng được nhà kiên cố, trị giá trên 400 triệu đồng. 

Bà Toan chia sẻ: "Nhờ được tuyên truyền và học hỏi hướng phát triển kinh tế của một số hộ trên địa bàn, gia đình tôi đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất từ đơn thuần trồng lúa, rau màu sang kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ đó, năm 2017 thu nhập của gia đình đạt hơn 110 triệu đồng/năm. Cuộc sống đã được cải thiện nhiều rồi!”. 

Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội ở Thượng Bằng La là cơ sở, tiền đề thuận lợi để xã tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt 30 triệu đồng/người/năm, tạo thế phát triển nhanh và bền vững.

Quang Thiều

Các tin khác
Công nhân Công ty TNHH Nghĩa Văn sửa chữa các công trình thủy lợi để đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

YBĐT - Công ty TNHH Nghĩa Văn có nhiệm vụ  quản lý, khai thác 1.751 hệ thống các công trình thủy nông, phục vụ nước tưới trên địa bàn 4 huyện, thị phía Tây: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và  thị xã Nghĩa Lộ. 

Đa số các doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh của quý I/2019 sẽ tốt hơn quý IV/2018. (Ảnh Internet)

Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.478,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số DN và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017. Vốn đăng ký bình quân một DN đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2%. 

YBĐT - Huyện Trấn Yên quản lý, bảo vệ và phát triển gần 52.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó, đất rừng phòng hộ là 8.653 ha, đất rừng sản xuất gần 38.000 ha và hơn 5.200 ha đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp. 



Lãnh đạo Tỉnh đoàn Yên Bái khảo sát mô hình trồng hoa của đoàn viên thanh niên huyện Lục Yên.

YBĐT - Sở hữu 10 dự án trong tổng số 21 dự án được vay vốn từ nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn (vốn 120) do Tỉnh đoàn Yên Bái quản lý, Huyện đoàn Lục Yên đang là tổ chức đi đầu trong việc vận động đoàn viên thanh niên vay vốn, sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích, thực hiện hiệu quả phong trào hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp tại quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục