Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/1/2019 | 10:38:28 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

11 nước thành viên CPTPP.
11 nước thành viên CPTPP.

Trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hoá và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản.

Trong đó, tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP.

Cụ thể, tăng cường phổ biến về Hiệp định CPTPP cho các đối tượng có liên quan (nhân dân, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như nông dân, ngư dân, cơ quan quản lý cấp Trung ương và địa phương, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ) thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP. 

Chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động, môi trường… về các cam kết cụ thể có liên quan trong Hiệp định CPTPP bảo đảm hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả. 

Thiết lập Đầu mối thông tin về Hiệp định CPTPP nói riêng và các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung tại Bộ Công Thương để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định CPTPP và các FTA mà Việt Nam tham gia. 

Củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan Nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại – đầu tư để các doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước đối tác CPTPP nói riêng và các đối tác nói chung, cũng như dự báo được nhu cầu của thị trường trong nước và ứng phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

Nhiệm vụ chủ yếu khác của Kế hoạch là nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ biến động thị trường quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh; xây dựng và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật (tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ, bảo vệ môi trường…) phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam, và bảo vệ người tiêu dùng.

Đồng thời, tăng cường sử dụng hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu về nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như chủ động xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế để bảo vệ sản xuất trong nước, ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam.

Xây dựng, củng cố cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương trong các vụ việc phòng vệ thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định hoặc các cơ chế khác khi cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam; và nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới.

Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học – công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, triển khai biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất.

Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật – công nghệ, luật, tài chính…

Tiến hành đánh giá định lượng những tác động của Hiệp định CPTPP đối với các ngành sản xuất, cung cấp dịch vụ để từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành này.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xem xét tạm dừng thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ với các trạm thu phí do Bộ GTVT quản lý từ 0h ngày 30 Tết đến 24h mùng 2 Tết.

Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái lấy mẫu thịt lợn làm xét nghiệm tại chợ Ga Yên Bái.

Thời gian qua, một số địa phương trong tỉnh xuất hiện dịch lở mồm long móng (LMLM) trên đàn lợn. Dịch bùng phát trong thời điểm cận tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 khi nhu cầu buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc tăng cao cùng với thời tiết bất lợi, khiến cho việc khống chế dập dịch gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã cơ bản được khống chế. 

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên (bên trái) hướng dẫn người dân pha chế phẩm sinh học để xử lý môi trường ao nuôi cá.

Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên được thành lập ngày 15/8/2018 trên cơ sở hợp nhất Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông theo Quyết định số 1415/QĐ-UBND ngày 31/7/2018 của UBND tỉnh Yên Bái. 

Một mùa xuân nữa đang về trên quê hương Yên Bái ghi dấu thêm những cây cầu Tuần Quán, Bách Lẫm đã và đang vươn mình nối những làng quê hiền hoà ven sông Hồng với nhộn nhịp phồn hoa đô hội chỉ bằng vài bước chân qua. Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, điểm đầu kia của hai cây cầu từ làng lên phố sẽ tạo động để xuân này Giới Phiên bứt phá đi lên, trở thành đô thị hạt nhân của thành phố bên hữu ngạn sông Hồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục