Sẵn sàng xuất cấp 2.537 tấn gạo cho 5 địa phương dịp giáp hạt

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/3/2019 | 2:57:26 PM

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 2.537,01 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia (DTQG) cho 5 địa phương để hỗ trợ cứu đói trong thời gian giáp hạt năm 2019.

Sẵn sàng xuất cấp 2.537 tấn gạo cho 5 địa phương dịp giáp hạt.
Sẵn sàng xuất cấp 2.537 tấn gạo cho 5 địa phương dịp giáp hạt.

Ông Dương Đức Minh - Vụ trưởng Vụ Quản lý hàng dự trữ, Tổng cục Dự trữ nhà nước (DTNN) cho biết, ngay đầu năm 2019, sau khi tổng hợp, rà soát đối tượng có nguy cơ thiếu đói lương thực trên địa bàn, các địa phương đã có văn bản gửi Bộ Lao động-Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ gạo từ nguồn DTQG cho nhân dân trong thời gian giáp hạt.

Cụ thể, tỉnh Lạng Sơn đề nghị hỗ trợ 361 tấn gạo cho 4.069 hộ với 14.525 nhân khẩu trong thời gian từ 1 - 3 tháng; tỉnh Lai Châu đề nghị hỗ trợ 1.455,795 tấn gạo cho 9.733 hộ, với 44.973 nhân khẩu trong thời gian từ 1 - 3 tháng; tỉnh Gia Lai đề nghị hỗ trợ 572,565 tấn gạo cho 38.171 nhân khẩu trong thời gian 1 tháng; tỉnh Điện Biên đề nghị hỗ trợ 1.205,34 tấn gạo cho 13.540 hộ, với 65.333 nhân khẩu trong thời gian từ 1 - 3 tháng; tỉnh Hòa Bình đề nghị hỗ trợ 269,235 tấn gạo cho 6.133 nhân khẩu trong thời gian từ 1 - 3 tháng; tỉnh Yên Bái đề nghị hỗ trợ 404,76 tấn gạo cho 26.984 nhân khẩu trong thời gian 1 tháng.

Trong thời gian chờ Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xuất cấp gạo cho các địa phương, UBND các tỉnh đã chỉ đạo, giao đơn vị đầu mối (Sở LĐ-TB&XH) theo dõi, nắm bắt để triển khai tiếp nhận gạo hỗ trợ nhân dân. Căn cứ vào đề nghị hỗ trợ gạo của các địa phương, Bộ Tài chính đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ LĐ-TB&XH (đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo) về  việc hỗ trợ gạo từ nguồn DTQG cho các địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Minh, để bảo đảm hiệu quả sử dụng gạo DTQG, Bộ Tài chính và Bộ LĐ-TB&XH đề nghị trước mắt hỗ trợ cho các nhân khẩu thiếu đói trong dịp giáp hạt 2019, với thời gian hỗ trợ 1 tháng (giảm so với đề nghị của địa phương từ 1 - 3 tháng), mức hỗ trợ 15kg/tháng/nhân khẩu. Sau khi thực hiện hỗ trợ, nếu còn gặp khó khăn, đề nghị địa phương có báo cáo để 2 Bộ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ tiếp, theo quy định.

Ngày 4/3/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 256/QĐ-TTg giao Bộ Tài chính xuất cấp 2.537,01 tấn gạo từ nguồn DTQG cho 5 tỉnh: Lai Châu 674,595 tấn; Gia Lai 572,565 tấn; Hòa Bình 91,995 tấn; Lạng Sơn 217,86 tấn; Điện Biên 979,995 tấn. Riêng tỉnh Yên Bái hiện nay Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định, do tỉnh gửi đề nghị hỗ trợ gạo muộn.

(Theo baodansinh.vn)

Các tin khác
Sản xuất nước mắm Sa Châu, sản phẩm truyền thống của xã Giao Châu, Giao Thủy, Nam Định.

Mục đích của việc xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm nhằm tạo thuận lợi cho các bên liên quan gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà quản lý.

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa xin rút đề xuất nới khung thuế bảo vệ môi trường xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít tại dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường.

Đoàn khảo sát của Pháp, Anh, Nhật kiểm tra thực địa từ quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến các sản phẩm quế của HTX Quế hồi Việt Nam.

Hợp tác xã (HTX) Quế hồi Việt Nam đóng tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên. Dù mới đi vào hoạt động được gần 2 năm, nhưng HTX đã và đang tạo bước chuyển biến lớn trong phát triển cây quế theo hướng hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị, mở cánh cửa xuất khẩu.

Sáng 12/3, UBND huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư nhân đầu xuân Kỷ Hợi 2019 nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục