Phát triển kinh tế ở thôn mới sáp nhập

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2019 | 8:10:33 AM

YênBái - Là thôn mới sáp nhập theo tinh thần Nghị quyết 18, 19 và đề án sáp nhập thôn, bản của huyện Văn Yên, thôn Trung Tâm, xã An Bình có 241 hộ. 

Anh Trần Nhữ Hà, thôn Trung Tâm chăm sóc đàn dê của gia đình.
Anh Trần Nhữ Hà, thôn Trung Tâm chăm sóc đàn dê của gia đình.

Với diện tích đất đồi rộng, Trung Tâm có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả. Trên cơ sở đó, Chi bộ thôn đã ra nghị quyết chuyên đề tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế và vận động, hỗ trợ nhân dân lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, thế mạnh địa phương. 

Qua đó, người dân đã chủ động tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi, nhất là trồng nhãn ghép, chăn nuôi dê, nuôi thủy sản, trâu, bò. Với định hướng và giải pháp trên, người dân trong thôn đã chủ động, năng động triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. 

Điển hình như anh Trần Nhữ Hà có đất đồi rộng, nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào, anh đã đầu tư 60 triệu đồng làm chuồng, mua 30 con dê về nuôi, kết hợp với trồng rừng. Sau gần 2 năm, anh Hà đã bán trên 5 chục con dê và thu về khoảng 60 triệu đồng. Trong khi đó, anh vẫn còn 50 con dê để tái đàn, trong đó, có 10 cặp dê bố mẹ. 

Anh Hà cho biết: "Trước đây, gia đình tôi trồng rừng, nuôi trâu nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Khi được thôn định hướng, tôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi dê kết hợp trồng cây ăn quả. Việc phát triển kinh tế của gia đình khá thuận tiện, bởi nguồn vốn đầu tư ít, công chăm sóc không nhiều mà hiệu quả kinh tế khá ổn định. Đời sống của gia đình cơ bản được cải thiện”.

Hiện, thôn Trung Tâm có 30 mô hình trông cây ăn quả tập trung với diện tích 10 ha, chủ yếu là nhãn ghép, bưởi và ổi, hàng trăm mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi trồng thủy sản và hình thành hàng chục mô hình chăn nuôi tổng hợp. Kinh tế của thôn có tốc độ tăng trưởng khá cao, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm trên 80%; số hộ nghèo giảm còn 10 hộ theo tiêu chí mới. 

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng và bền vững nên đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. 

Đồng chí Trần Đức Sơn - Bí thư Chi bộ thôn Trung Tâm cho biết: "Khi người dân hiểu và biết phát huy thế mạnh của địa phương; từ đó, lựa chọn những mô hình phát triển kinh tế phù hợp như: trồng cây ăn quả, cây nhãn ghép, đào ao thả cá và chăn nuôi dê… nên nhiều gia đình đã thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng”.

Thời gian tới, thôn Trung Tâm tiếp tục chú trọng phát triển, nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi đạt hiệu quả cao, tạo động lực quan trọng để thôn phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của xã.

Trần Ngọc

Tags Trung Tâm xã An Bình cây ăn quả

Các tin khác
Từ trồng mía, gia đình anh Giàng A Lầu ở bản Trống Là có thêm thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm.

Những năm gần đây, nhân dân xã Hồ Bốn (Mù Cang Chải) đã tích cực chuyển hướng phát triển kinh tế từ sản xuất truyền thống, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá với các loại cây trồng, vật nuôi phát huy được lợi thế về đất đai, khí hậu tại chỗ...

Năm 2019, Chi cục Hải quan Yên Bái được UBND tỉnh Yên Bái giao thu ngân sách Nhà nước 250 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg).

Qua thống kê, hiện toàn huyện Lục Yên có gần 150ha lúa xuân bị nhiễm bệnh khô vằn, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 425ha, nhiễm trung bình 123ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục