Chủ động phòng trừ “sâu keo mùa thu”

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/5/2019 | 8:13:01 AM

YênBái - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái “sâu keo mùa thu” đã xuất hiện và gây hại mạnh trên ngô xuân. Đây là loài sâu hại mới xâm nhập, có khả năng di trú xa, gây hại nặng cho ngô và nhiều loại cây trồng khác nên cần có biện pháp quản lý để phòng trừ kịp thời và hiệu quả.

“Sâu keo mùa thu” trên cây ngô.
“Sâu keo mùa thu” trên cây ngô.


Theo số liệu điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thời kỳ cao điểm cuối tháng 4/2019, "sâu keo mùa thu” gây hại trên ngô xuân với diện tích nhiễm 149 ha, trong đó nhẹ 111 ha, trung bình 36 ha, nặng 2 ha. Sâu chủ yếu ở giai đoạn tuổi 5, 6, nhộng. Thống kê mới nhất, sâu keo mùa thu đã gây hại tại các huyện Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Mù Cang Chải, Yên Bình. 

Theo bà Hoàng Yến – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đây là loài sâu hại mới xâm nhập, có khả năng di trú xa, gây hại nặng trên cây ngô và nhiều loại cây trồng khác như lúa, kê, mía, các loại rau, cây bông. Chúng có các đặc điểm nhận dạng là đầu hình chữ Y ngược, trên lưng đốt áp sát đuôi có 4 chấm đen bố trí cân đối nhau tạo thành hình vuông. Lưng có 3 sọc màu sáng chạy song song, chia phần lưng mỗi đốt thành 2 phần đều nhau, trên mỗi phần có 2 chấm đen và cơ thể có nhiều lông”. 

Khác với các loài từng gây hại trước đây, đó là sức ăn của chúng rất khỏe. Qua điều tra thường trên mỗi đợt ngô chỉ phát hiện 1 cá thể sâu trưởng thành, chúng có thể ăn rách nát hết phần ngọn trong một vài ngày và thải ra lượng phân lớn. Sâu tuổi nhỏ thường tập trung nhiều cá thể trên một cây. 

Một đặc điểm nổi bật nữa là chúng thường phản ứng giả chết và cuộn tròn khi đụng vào. Màu sắc cơ thể thay đổi theo tuổi sâu và điều kiện ngoại cảnh, có thể hơi xanh, nâu, xám hoặc pha trộn xám và đen. Chúng gây hại từ trong ra ngoài, phần ngọn cây ngô thường bị cắn đứt trước, sau đó chúng ăn khuyết dần các lá tiếp theo. 

Trước diễn biến tình hình sâu bệnh như trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản, chỉ đạo các địa phương, đơn vị chuyên môn phổ biến thông tin về loài sâu này đến cán bộ kỹ thuật và nông dân; tổ chức điều tra phát hiện, xác định sự xuất hiện gây hại của sâu trên cây ngô và các cây trồng khác như lúa, ngô, mía... 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật điều tra đồng ruộng để thống kê diện tích nhiễm bệnh, dự báo chính xác, ra thông báo chỉ đạo kịp thời. Đồng thời, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra các văn bản chỉ đạo kịp thời trong việc phòng chống dịch bệnh; tăng cường cán bộ kỹ thuật phối hợp với nông dân phát hiện sâu bệnh kịp thời và hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ. 

Mặt khác, Chi cục phối hợp với các cơ quan liên quan mở các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị và biện pháp phòng trừ sâu  hại cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng; tăng cường hướng dẫn cho nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả; khi sâu bệnh phát sinh lập tức dập, diệt không để lây lan ra diện rộng. Nhờ chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp, tính đến ngày 8/5, các địa phương đã phòng trừ được 90 ha. 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nhiều khả năng sâu sẽ gây hại trên cây ngô vụ sau và nhiều loại cây trồng khác. Do đó, để chủ động phòng trừ hiệu quả, Chi cục đề nghị Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp các huyện, thị, thành phố tổ chức tập huấn nhận biết và phổ biến các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu cho viên chức làm công tác kỹ thuật của trung tâm.

Tăng cường công tác điều tra, theo dõi xác định sự xuất hiện gây hại của sâu trên đồng ruộng; hướng dẫn nông dân cách nhận biết đặc điểm phát sinh gây hại và các biện pháp phòng chống kịp thời, hiệu quả. Biện pháp thủ công là thường xuyên kiểm tra đồng ruộng đặc biệt ở giai đoạn ngô 3 - 6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu huỷ; sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn ngô diệt sâu non. 

Bà con nông dân có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: lndoxacarb, Chlorantraniliprole, lubendiamide, Abamectin, Emamectin... Để tăng tính hiệu quả phòng trừ bà con nông dân nên phun kỹ trên ngọn cây và phun vào chiều mát.

Văn Thông

Tags Yên Bái sâu keo mùa thu ngô xuân

Các tin khác
Nhân viên EVN Hà Nội tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.

Việc chốt chỉ số côngtơ, phát hành hóa đơn tiền điện tại một số khách hàng sử dụng điện sản xuất lớn cho thấy, các tổng công ty điện lực và công ty điện lực đã thực hiện đúng quy định.

Sáng 19/5, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ míttinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia PCTT năm 2019. Đây cũng là hoạt động thiết thực kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2019)

Abivin, Start-up Việt đã vượt qua hơn 40 quốc gia giành giải quán quân khởi nghiệp sáng tạo thế giới...

Bí thư Huyện ủy Yên Bình Đoàn Hữu Phung kiểm tra tiến độ làm đường giao thông nông thôn tại xã Đại Đồng.

Với khẩu hiệu “Toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới huyện Yên Bình”, ngày 18/5, huyện đã tổ chức ra quân kiên cố hóa đường giao thông nông thôn từ Quỹ Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm 2019 tại tất cả 26 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục