7 vụ nhập lậu tôm hùm đất được phát hiện trong một tuần làm dấy lên lo ngại về khả năng phát tán loài động vật này ra môi trường.
|
Tôm hùm đất bị thu giữ.
|
Từ ngày 12 đến 18/5, lực lượng hải quan và biên phòng Lào Cai đã bắt giữ 7 vụ, thu 945 kg tôm tại cửa khẩu tỉnh này. Số tang vật bị tiêu hủy ngay sau đó.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai cho biết tình trạng nhập lậu tôm hùm đất trong 5 tháng đầu năm 2019 đang gia tăng. Việc kiểm soát thủ đoạn "tuồn hàng" tại các tuyến đường biên giới gặp khó khăn.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát tôm hùm đất. Để bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ đề nghị UBND các tỉnh thành, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Khi phát hiện tôm hùm đất phát tán ra môi trường, cơ quan chức năng phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt.
Tổng cục Quản lý thị trường cũng gửi văn bản đề nghị các Cục quản lý thị trường địa phương chốt chặn đường mòn, lối mở, điểm tập kết thu mua thủy sản tại các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và Quảng Ninh... ngăn tôm hùm đất xâm nhập.
Tôm hùm đất hay còn gọi tôm hùm đỏ (tên khoa học Cherax quadricarinatus), được Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I xác định là sinh vật gây hại, không có giá trị kinh tế cao. Chúng hay đào hang làm hỏng đê điều, phá hoại mùa màng. Là giống ăn tạp, thích nghi tốt với môi trường, tôm hùm đất có thể phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng.
Từ năm 2013, loài tôm này được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển.
(Theo VnExpress)
Đây là nội dung vừa được Bộ Công Thương đề xuất với Thủ tướng Chính phủ.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) đã và đang có dấu hiệu bùng phát mạnh tại một số địa phương trong tỉnh.
Gần 2 năm qua, Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn (RAT) Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) nay là Hợp tác xã (HTX) sản xuất RAT Tuy Lộc (thành lập cuối năm 2018) đã sử dụng tem có in mã vạch truy xuất nguồn gốc với sản phẩm RAT.
Xác định công tác bao vây dập dịch là nhiệm vụ quan trọng, kiên quyết khống chế không để dịch lây lan trên diện rộng, lực lượng chuyên môn và các địa phương đã tập trung cao độ lực lượng, phương tiện phun tiêu độc khử trùng tại ổ dịch, vùng uy hiếp, vùng đệm và các chốt kiểm dịch. UBND các huyện thành lập các chốt kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát chặt việc vận chuyển lợn và tiêu thụ các sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.