Khẩn cấp tích trữ thịt lợn sạch cấp đông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/5/2019 | 10:12:02 AM

Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho rằng, nếu không khẩn cấp tổ chức thu mua, cấp đông, tích trữ, vài tháng nữa không còn thịt lợn ăn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường

Sáng 31-5, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã báo cáo về dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2018, tăng trưởng nông nghiệp cao, xuất khẩu trên 40 tỷ USD. Năm 2019, dự báo có nhiều cạnh tranh khốc liệt, vì thế ngành nông nghiệp đã xây dựng kịch bản tăng trưởng với kế hoạch xuất khẩu 40 tỷ USD, nhưng Chính phủ yêu cầu xuất khẩu nông sản đạt 43 tỷ USD. Đến thời  điểm này, thủy sản, lâm nghiệp đều tăng trưởng cao. Riêng nông nghiệp thì trồng trọt, chăn nuôi truyền thống đều có nhiều khó khăn, nhất là dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dịch tả lợn châu Phi chưa bao giờ xảy ra nghiêm trọng như hiện nay cả trên phạm vi thế giới cũng như Việt Nam. Khi bị virus tả tấn công thì gây chết 100% đối với lợn, đây là dịch rất nguy hiểm với toàn thế giới, bao năm nay chưa có thuốc đặc trị.

Với Việt Nam, thịt lợn chiếm 75% cơ cấu bữa ăn về thịt của người Việt Nam, lượng chăn nuôi lớn. Ngay từ đầu, khi dịch xuất hiện trên thế giới, Việt Nam đã rất ý thức khi có dịch tả tấn công. Chỉ sau 1 tuần, dịch này xuất hiện, ngành nông nghiệp đã ban hành công điện khẩn trong toàn ngành. Chính phủ ứng phó rất sớm, quyết liệt, tổ chức diễn tập phòng dịch trong cả nước. Tuy nhiên, với tính chất đặc biệt của virus này, Việt Nam bị dịch tả lợn châu Phi tấn công khá nhanh, dù đã chuẩn bị sẵn kịch bản ứng phó ngay từ đầu.

Việt Nam hiện có 2,4 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi gần khu dân cư. Và đến thời điểm này, hiện có tới 44 tỉnh thành xuất hiện dịch, với hơn 300 huyện, hơn 3.000 xã bị dịch, 2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy (số lượng này chiếm 6% so với tổng lượng lợn của cả nước). Nguy cơ là tất cả 63 tỉnh thành đều có dịch.

Bộ NN-PTNT cho rằng, nếu không khẩn cấp tổ chức thu mua, cấp đông, tích trữ, vài tháng nữa không còn thịt lợn ăn.

"Diễn biến dịch rất phức tạp, nếu không có biện pháp quyết liệt, dịch sẽ tiếp tục lan rộng cũng như nguy cơ dịch quay lại ở những nơi đã qua dịch 30 ngày. Dịch có thể tấn công ở cả các hộ chăn nuôi lớn”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT lo ngại thông báo.

Ngay cả những trang trại, cơ sở lớn, quy mô hiện đại cũng khó tránh khỏi nếu không có giải pháp phòng ngừa tốt.

Trước tình hình này, Ban Bí thư đã có chỉ thị yêu cầu toàn hệ thống chính trị vào cuộc dập dịch, Chính phủ chỉ đạo diệt dịch như diệt giặc, toàn hệ thống phải vào cuộc. Ngành NN-PTNT đang chỉ đạo quyết liệt ngăn không cho dịch lan tỏa, bằng các biện pháp an toàn sinh học, cùng với đó là các biện pháp thú y.

94% đàn lợn là sạch, không bị bệnh, vì thế phải tuyên truyền để dân và doanh nghiệp hiểu không tẩy chay thịt sạch, tiến hành trữ đông thịt lợn, không để sốt thịt lợn trong thời gian tới. Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ NN-PTNT đã thực hiện để trữ đông lợn sạch. Không tăng đàn. Tập trung thúc đẩy tăng chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản để có thực phẩm thay thế, đồng thời bảo đảm không để thiệt hại nền kinh tế.

Theo Bộ NN-PTNT, đây là giải pháp "nhất cử tam tiện”: giảm thiệt hại cho hàng triệu nông dân, giảm tổn thất cho ngân sách (nếu không cấp đông dự trữ, Nhà nước vẫn phải hỗ trợ chôn lợn chết với giá 38.000 đồng/kg) và tránh ô nhiễm môi trường khủng khiếp.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, Bộ NN-PTNT cũng đã chỉ đạo để nghiên cứu các giải pháp sinh học để ngăn chặn dịch. Chính phủ cũng đã có chính sách hỗ trợ nông dân, với tinh thần Nhà nước hỗ trợ và chia sẻ rủi ro với người nông dân (hiện nhà nước hỗ trợ chôn lợn chết với giá 38.000 đồng/kg). Cùng với đó là có giải pháp căn cơ để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, không quá tập trung vào một loại sản phẩm đề phòng rủi ro.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Hyundai có thể cung cấp các giải pháp tổng thể từ lập kế hoạch, huy động vốn, xây dựng đến vận hành, bảo trì.

Những chương trình, dự án, những chính sách đầu tư, khuyến khích là điều kiện cần để các bạn trẻ tự tin trên bước đường khởi nghiệp. Đó cũng là những minh chứng để khẳng định hướng hỗ trợ đúng đắn của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh góp phần thiết thực thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên Yên Bái thời gian qua.

Những cây sơn tra ghép đạt tiêu chuẩn tại vườn ươm.

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng quả sơn tra và cải tạo diện tích sơn tra già cỗi, từ năm 2015 - 2017, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật (KHKT) và Công nghệ tỉnh đã triển khai thực hiện Đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống sơn tra bằng phương pháp ghép cành tại huyện Trạm Tấu”, đánh dấu bước tiến trong ứng dụng KHKT nhân giống cây sơn tra.

Hồ chứa Khe Nhân, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên được đầu tư sửa chữa năm 2018.

Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 186 công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi, trong đó, có 133 công trình hồ chứa có chiều cao đập từ 5 m trở lên hoặc có dung tích trên 50.000 m3. Các hồ chứa trên được giao cho các doanh nghiệp thủy lợi quản lý khai thác và bảo vệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục