Yên Bái: Ứng dụng công nghệ vào phòng cháy, chữa cháy rừng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/8/2019 | 1:57:41 PM

YênBái - Toàn tỉnh hiện có 463.139 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên 245.602 ha, rừng trồng trên 217.537 ha; độ che phủ rừng đạt 63%. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô hạn nắng nóng kéo dài, nhiệt độ những ngày cao điểm lên đến 39- 40 độ, trong khi người dân lại thiếu cẩn trọng khi đốt nương, làm rẫy, phát dọn thực bì dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất cao.

Để làm giảm thiểu nguy cơ này và tăng cường hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), theo ông Trần Bá Thăng - Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh thì đơn vị đang ứng dụng phần mềm cảnh báo cháy rừng và phát hiện sớm điểm nghi cháy bằng tin nhắn. 

Trong đó, hệ thống phát hiện sớm cháy rừng là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lửa rừng, phát hiện sớm các điểm cháy rừng, xử lý thông tin và truyền tin phục vụ công tác chỉ huy chữa cháy rừng.

Phần mềm này ứng dụng công nghệ chụp ảnh từ vệ tinh, mỗi ngày chụp 6 lần, sau khi phát hiện điểm nghi cháy, hệ thống chuyển thẳng đến máy chủ đặt tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh, máy chủ phân tích tọa độ, địa điểm, sau đó thông báo bằng tin nhắn đến các đồng chí lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố, các chủ rừng trên địa bàn tỉnh. 

Từ đó, giúp các địa phương thực hiện các phương án PCCCR tại chỗ, huy động lực lượng đến ngay điểm cháy để dập lửa, không để đám cháy lan rộng. Từ đầu năm tới nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy rừng, nhưng nhờ ứng dụng phần mềm này, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng chức năng huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân địa phương xã tham gia chữa cháy theo phương châm "4 tại chỗ”, giảm thiểu đến mức thấp nhất diện tích và thiệt hại do cháy gây ra. 

Bên cạnh đó, phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng được ứng dụng từ năm 2016 cũng góp phần nâng cao hiệu quả  trong công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh. 

Theo anh Nguyễn Đức Toàn - cán bộ Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên: phần mềm hoạt động dựa trên bảng tổng hợp các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, hướng gió, tốc độ gió. Ngay khi nhận được các thông tin số liệu từ bảng tổng hợp, phần mềm sẽ tự động tính toán dựa trên các thông số khí tượng để đưa ra bản tin cảnh báo cháy rừng. 

Cụ thể, vào 13 giờ hàng ngày, Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh gửi các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, tốc độ gió) cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh qua đường thư điện tử. Phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng chạy thường trú trên máy chủ sẽ tự động truy xuất hòm thư điện tử và tải tập tin đính kèm chứa các yếu tố khí tượng về thư mục đầu vào của phần mềm rồi tự động tính toán cấp cảnh báo cháy rừng và cho ra kết quả là bản tin cảnh báo cháy rừng và bản đồ cảnh báo cháy rừng, rồi tự động đưa kết quả lên trang tin phòng cháy rừng trực tuyến. Trang tin này sẽ tự động thể hiện Bản tin cảnh báo cháy rừng, Bản đồ cảnh báo cháy rừng để phục vụ công tác tuyên truyền phòng cháy. 

Từ thông tin này đã giúp Ban chỉ đạo từ tỉnh đến địa phương chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp PCCCR ở đơn vị, địa phương mình quản lý; chủ động bố trí lực lượng trực 24 giờ/ngày ở những địa bàn, vùng rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, xây dựng các biện pháp PCCCR kịp thời, hiệu quả. 

Văn Thông

Tags Trạm Tấu cháy rừng PCCCR

Các tin khác
Anh Nguyễn Văn Toản - Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải giới thiệu sản phẩm thương hiệu Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải.

Từ đầu năm 2019, khái niệm, tư duy về sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm lần đầu tiên đến với người dân huyện vùng cao Mù Cang Chải bằng việc xây dựng và thực hiện 2 dự án gắn với 2 sản phẩm là ong mật và thỏ.

Trồng rau an toàn theo quy chuẩn VietGap mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở Văn Phú.

Xã Văn Phú là xã vùng ven của thành phố Yên Bái. Xã có quỹ đất nông nghiệp khá rộng, địa hình đa dạng, thuận lợi cho phát triển các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; du lịch sinh thái; thương mại - dịch vụ.

Qua rà soát, kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2019, việc triển khai công tác lựa chọn nhà thầu qua mạng tại tỉnh Yên Bái đạt tỷ lệ rất thấp: chỉ có 5/223 gói thầu được tổ chức đấu thầu qua mạng, đạt tỷ lệ 2,2%; tổng giá trị các gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng là 44,2/711,6 tỷ đồng, đạt 5,8%, đứng thứ 60/63 các tỉnh thành của cả nước.

Đề án phát triển chăn nuôi chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con trở lên/1 cơ sở đang được chú trọng quan tâm.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, thời gian qua, huyện Lục Yên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục