Những điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ACFTA

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/8/2019 | 3:02:06 PM

Theo quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc (ACFTA) với nhiều điểm mới so với trước đây.

Cụ thể, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ.

Ngoài tiêu chí "hàm lượng giá trị khu vực" (RVC), quy tắc chung áp dụng thêm tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH); quy định về De Minimis (tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa); nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế được cho nhau.

Về thời hạn trả lời, kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa, trong trường hợp cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu không trả lời trong thời hạn 90 ngày sau ngày nhận được thư đề nghị xác minh của cơ quan hải quan nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu có thể gửi văn bản đề nghị gia hạn thêm 90 ngày.

Hơn nữa, bên cạnh quy tắc xuất xứ chung, quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) được xây dựng trên Phiên bản HS năm 2017, bổ sung tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với nhiều dòng hàng.

Trước đó, ngày 21/11/2015, Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi ACFTA tại Malaysia.

Sau khi ký Nghị định thư sửa đổi ACFTA, các nước thành viên tiếp tục đàm phán Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) và tiến hành chuyển đổi PSR sang Phiên bản HS 2017.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/9.

(Theo vietnam+)

Các tin khác
Vàng trong nước đứng giá, vàng thế giới giảm nhẹ.

Giá vàng SJC đầu phiên tăng 100.000 đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới tăng 7 USD lên mức 1.523 USD/oz.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.

Toàn tỉnh hiện có 463.139 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên 245.602 ha, rừng trồng trên 217.537 ha; độ che phủ rừng đạt 63%. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô hạn nắng nóng kéo dài, nhiệt độ những ngày cao điểm lên đến 39- 40 độ, trong khi người dân lại thiếu cẩn trọng khi đốt nương, làm rẫy, phát dọn thực bì dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất cao.

Anh Nguyễn Văn Toản - Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải giới thiệu sản phẩm thương hiệu Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải.

Từ đầu năm 2019, khái niệm, tư duy về sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm lần đầu tiên đến với người dân huyện vùng cao Mù Cang Chải bằng việc xây dựng và thực hiện 2 dự án gắn với 2 sản phẩm là ong mật và thỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục