Dệt may dồn dập hút vốn ngoại

  • Cập nhật: Chủ nhật, 25/8/2019 | 9:02:03 AM

Với hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết gần đây, Việt Nam đang tạo ra sức hút mạnh mẽ với các doanh nghiệp (DN) ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực phụ liệu dệt may.

Các dự án này đi vào hoạt động sẽ giải được phần nào bài toán thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may, cũng như đáp ứng quy tắc "từ sợi trở đi” do các FTA thế hệ mới quy định.

Đón làn sóng đầu tư 

Khác với trước đây, các nhà đầu tư ngoại tìm đến Việt Nam ở lĩnh vực dệt may chỉ thuần túy gia công, nhưng nay, ngoài đa dạng hóa từ đầu tư trực tiếp, gián tiếp thông qua việc thâu tóm, mua lại cổ phần của DN trong nước, phần lớn các dự án đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực sợi, may và phụ liệu. Các dự án đầu tư được rải đều ở nhiều địa phương do cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, thuận tiện, với quy mô mỗi dự án từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD.

Mới đây, tỉnh Bình Dương đã cấp phép cho dự án đầu tư mở rộng của Công ty TNHH Kyung Bang Việt Nam (Hàn Quốc), tăng thêm 40 triệu USD với mục tiêu đưa năng lực sản xuất sợi cotton lên 9.000 tấn/năm, sợi blended lên 11.000 tấn/năm... 

Dự án này có mục tiêu sản xuất vải dệt thoi, vải dệt kim, vải đan móc, hoàn thiện sản phẩm dệt. Với vốn đầu tư tăng thêm này, dự án của Kyung Bang Việt Nam đến nay có tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 219 triệu USD.

Cùng thời điểm, Tập đoàn Far Eastern (Đài Loan) cũng đã chi hàng trăm triệu USD cho dự án vải, hóa sợi trong Khu công nghiệp Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), đồng thời tiếp tục ký hợp đồng thuê thêm đất với diện tích lớn ở đây để mở rộng đầu tư. 

Khu vực phía Bắc, Công ty TNHH Herberton (Singapore) triển khai dự án đầu tư nhà máy dệt và may trang phục Ramatex tại tỉnh Nam Định, tổng giá trị đầu tư khoảng 80 triệu USD. Nhà máy đi vào hoạt động với công suất 25.000 tấn vải các loại, 15 triệu sản phẩm trang phục/năm, tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động. 

Mặc dù EVFTA vừa ký kết vào hạ tuần tháng 6-2019, nhưng tin vui đã đến sớm khi số lượng nhà đầu tư khu vực này đang tăng đáng kể. "Trước đây, đầu tư nước ngoài vào dệt may không có lực hút, nhưng 3 năm nay, DN lớn từ Mỹ, châu Âu đã vào hàng loạt. 

Đáng chú ý, mới đây một tập đoàn Đức đã đầu tư dự án kéo sợi len lông cừu lớn tại Đà Lạt, tập đoàn Israel, Mỹ đầu tư vào dệt ở Bình Định, nhuộm ở Nam Định... Điều này cho thấy, đang có một làn sóng đầu tư FDI vào nguyên phụ liệu dệt may”, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang thông tin. 

Tạo chuỗi cung ứng ổn định 

Mặc dù, việc thu hút, đón nhận làn sóng của các nhà đầu tư ngoại đang diễn ra khá "thuận buồm xuôi gió”, nhưng để giữ được họ lâu dài hay không còn tùy thuộc vào môi trường đầu tư, các cơ chế chính sách. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, trước đây, ngành dệt may Việt Nam phát triển theo bề rộng, dựa vào nguồn lao động giá rẻ. 

Nhưng đây là ngành có sự cạnh tranh rất lớn trên quy mô toàn cầu. Nếu một nhà đầu tư vào Việt Nam gặp phải chi phí tăng lên, không có chuỗi cung ứng bền vững thì họ có thể di chuyển sang nước khác. 

Do đó, Việt Nam phải tạo lập được chuỗi cung ứng mang tính ổn định, lâu dài, để ngăn tình trạng nhà đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất sang quốc gia khác. Điều này cũng góp phần mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho hàng dệt may Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm "Ngành dệt may Việt Nam trước thách thức và cơ hội từ thị trường châu Âu” mới đây, ông Vũ Đức Giang cho rằng, dệt may có sự cạnh tranh cực kỳ khắc nghiệt, trong đó có vấn đề liên quan giá sản phẩm. Việt Nam đang đứng thứ 3 sau Trung Quốc, Ấn Độ, nhưng một số nước đang bám đuổi sát sao phía sau. Cho nên, nếu Việt Nam không đặt ra một chiến lược tốt thì sẽ khó tiếp cận thị trường như EU. 

Để tận dụng được cơ hội từ các FTA, Chính phủ cần hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp, nhằm phát triển phần cung thiếu hụt của một số nguyên phụ liệu dệt may. Đặc biệt, với các FTA mới, dệt may Việt Nam phải đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải. 

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, cho biết nếu không đảm bảo quy tắc xuất xứ thì hàng hóa Việt Nam không được ưu đãi. 

Trên thực tế, dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng khoảng 90% nguyên phụ liệu sản xuất trong nước đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định. Những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong các FTA thế hệ mới sẽ là động lực để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành nguyên phụ liệu ở Việt Nam.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Nếu như năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chiếm hơn 58% thì đến năm 2021, con số này là 2,23%.

Được ví như “một cuộc cách mạng”, chương trình giảm nghèo của Việt Nam từ nhiều năm qua được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận là điểm sáng và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Giá vàng miếng SJC chiều 10/5 lên đến 92,4 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC liên tục lập đỉnh cao lịch sử và đã vượt mốc 92 triệu đồng/lượng. Ngưỡng 100 triệu đồng không còn xa, khi giá vàng thế giới lại vào nhịp tăng mới, đã có dự báo giá vàng lên 2.500 USD/ounce cuối năm nay.

Lực lượng kiểm lâm huyện và cán bộ xã Chế Tạo khoanh vùng và thực hiện việc đo đếm cây pơ mu đại thụ.

Trên địa bàn huyện Mù Cang Chải hiện có trên 3.000 cây pơ mu mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu ở xã Chế Tạo. Hầu hết số cây quý này đều có trên 100 năm tuổi, có những cây đường kính trên 2m. Hướng tới đề nghị công nhận “Cây di sản Việt Nam”, UBND huyện Mù Cang Chải đang chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền sở tại tăng cường nhiều giải pháp bảo vệ loài cây này.

Giá vàng tăng mạnh đang ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân

Giá vàng SJC tăng từng giờ từng phút, chỉ tính đến 14h chiều nay, mức tăng đã lên tới 2,7 triệu đồng/lượng, đạt 92,2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục