Yên Bái quyết tâm “không ai bị bỏ lại phía sau” - Bài 2: Xóa tư tưởng trông chờ, ỷ lại, cam chịu đói nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/8/2019 | 8:01:42 AM

YênBái - Không phải quá ốm đau, bệnh tật hay thiếu sức lao động, cũng chẳng phải gặp thiên tai, hỏa hoạn… nhưng họ vẫn thuộc diện nghèo. Vì sao một bộ phận người dân lại không muốn thoát nghèo?

Đồng chí Nông Thụy Sỹ - Tổng Biên tập Báo Yên Bái tặng quà xã An Phú (Lục Yên), xã được Tỉnh ủy phân công giúp đỡ.
Đồng chí Nông Thụy Sỹ - Tổng Biên tập Báo Yên Bái tặng quà xã An Phú (Lục Yên), xã được Tỉnh ủy phân công giúp đỡ.


Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là mục tiêu chung, là động lực phát triển, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội, từ đó, đề ra nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo.

Theo đó, đã có nhiều hộ gia đình nỗ lực vượt khó vươn lên thoát nghèo, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người dân trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tự ý thức vươn lên, thậm chí "thích nghèo” để được hưởng chính sách.

Quanh nhà um tùm cỏ dại, chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh tạm bợ, không có nhà tắm… nhưng mới hơn 10 giờ sáng, cả gia đình ông Sầm Văn Tr. thôn Đồng Dân, xã An Phú, Lục Yên đã quây quần bên mâm cơm, tuy không sang nhưng cũng có đầy đủ các món mặn, nhạt. 

Trên giường, cậu con trai út trên 20 tuổi vẫn say giấc nồng. Thấy chúng tôi đến, anh con trai cả nhanh nhẹn lấy mấy cái chén và bình rượu để mời khách. Hỏi về công việc, ông Tr. bảo, hôm nay "yếu trời”, sợ mưa nên cả nhà chỉ làm những việc vặt quanh nhà. Hỏi về đời sống, chị vợ nhanh mồm kêu ốm đau, không có việc làm, không có vốn, khó khăn lắm xin các bác quan tâm giúp đỡ! 

Trên thực tế những trường hợp như gia đình ông Tr. không phải là hiếm. Không phải quá ốm đau, bệnh tật hay thiếu sức lao động, cũng chẳng phải gặp thiên tai, hỏa hoạn… nhưng họ vẫn thuộc diện nghèo. Vì sao một bộ phận người dân lại không muốn thoát nghèo? Xét về lợi ích, là hộ nghèo, họ được miễn tiền học phí cho con, được hỗ trợ về nhà ở, được hỗ trợ vốn phát triển kinh tế, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và nhiều quyền lợi khác. Chính vì điều này đã dẫn đến họ "thích nghèo”. 

Đáng nói hơn, có trường hợp nhà xây, đất sản xuất có, có xe máy, điện thoại, nhưng vẫn "xin nghèo” để được hưởng các chính sách ưu đãi. "Căn bệnh” này lại càng nặng thêm khi có những cấp ủy, chính quyền cũng thích địa phương mình vào vùng khó khăn để nhận đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Do đó khi bình xét hộ nghèo đã "tạo điều kiện” cho anh em, bà con họ hàng nhà mình được hưởng chính sách.  

Trông chờ, ỷ lại sinh ra nhiều thứ "bệnh”. 

Đó là "bệnh lười lao động, lười suy nghĩ tìm tòi”, dẫn đến không chịu tư duy tính toán làm ăn, không ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi không cao. 

Là "bệnh ăn tiêu hoang phí, không tiết kiệm”, có tiền thì tiêu xài, mua sắm hoang phí, chủ yếu cho ăn uống, nên dần dần nguồn vốn cũng bị thâm hụt, làm bao nhiêu cũng không đủ để trả nợ cũ, chứ chưa nói gì đến nợ phát sinh, nợ mới, nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Là "bệnh mất vệ sinh”, do vẫn giữ thói quen sinh hoạt cũ lạc hậu, nhà cửa không đầu tư sang sửa, không có nhà tắm, nhà vệ sinh, không làm chuồng trại để nuôi nhốt gia súc, gia cầm… 



Lãnh đạo xã Minh Chuẩn, Lục Yên tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn cho các hộ nghèo.

Chúng ta đang đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, để giảm nghèo được hiệu quả, điều cần làm ngay là  phải "xóa” được tận gốc tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Để làm được điều này, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tạo sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân; vận động người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách có điều kiện tích cực tham gia lao động sản xuất, phát huy khả năng của bản thân chủ động phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước. Chỉ khi nào từng hộ dân nghèo có khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo thì việc giảm nghèo mới thực sự bền vững! 

Nhóm phóng viên VH-XH

Tags Yên Bái quyết tâm “không ai bị bỏ lại phía sau” xóa tư tưởng trông chờ

Các tin khác

Hiện toàn huyện Mù Cang Chải có khoảng 4.500 ha sơn tra, bình quân cho sản lượng 4.500 đến 5.000 tấn quả tươi. Năm nay mất mùa, dự ước sản lượng sụt giảm chỉ còn 20 – 25% so với năm 2018.

Mức CPI bình quân tăng thấp.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2019 tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 1,87% so với tháng 12/2018, tăng 2,26% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng đầu năm 2019, CPI tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2018, mức tăng này thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Công nhân Công ty Cổ phần Thương mại và Xây lắp Hoàng Linh thi công cống hộp qua suối Khuôn La thuộc công trình đường Khuôn La - Hòa Cuông.

Giai đoạn 2016 - 2019, nhân dân trong huyện đã đóng góp khoảng 33 tỷ đồng kiên cố hóa đường giao thông.

Dự án thành phần đoạn Cam Lộ-La Sơn khi hoàn thành cùng với đoạn La Sơn - Túy Loan tạo thành tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan.

Ngày 1/9, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ khởi công dự án đường bộ Cam Lộ - La Sơn. Đây là dự án 1 trong số 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục