200 ngàn đồng/kg thịt lợn, chưa bao giờ như cái Tết này

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/11/2019 | 9:23:05 AM

Dịp cuối năm, chắc chắn giá lợn sẽ tăng cao, đây cũng là xu thế tất yếu vì nhu cầu tiêu dùng trong tháng Tết cao, nhưng tăng quá cao thì không và chúng ta cũng không lo khủng hoảng nếu sản xuất tốt.

Không đến mức khủng hoảng, nhưng giá thịt lợn được dự báo sẽ tăng cao trong dịp Tết.
Không đến mức khủng hoảng, nhưng giá thịt lợn được dự báo sẽ tăng cao trong dịp Tết.

Không thiếu đến mức khủng hoảng

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN-PTNGT), kể từ đầu tháng 2/2019 đến 10/11/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra trên toàn quốc với tổng số lợn tiêu hủy là 5.851.442 con; tổng trọng lượng là 335.661 tấn, bằng khoảng 8,8% tổng trọng lượng lợn của cả nước - đây là thiệt hại rất lớn.

Thời gian gần đây tuy dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhiều địa phương dịch bệnh đã qua 30 ngày, người chăn nuôi bắt đầu rục rịch tái đàn trở lại. Tuy nhiên, trong những ngày qua giá lợn hơi tại hầu khắp các tỉnh thành ở nước ta có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, tại miền Bắc, giá lợn hơi xuất chuồng đã đạt mức kỷ lục, tăng vọt lên mức 70.000-75.000 đồng/kg, cá biệt có nơi cán mốc gần 80.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá thịt lợn tại các cửa hàng, siêu thị, chợ dân sinh cũng tăng phi mã lên mức 130.000-170.000 đồng/kg, thậm chí có nhiều loại thịt giá đã tăng chạm mốc 200.000 đồng/kg.

Đây được cho là mức giá cao nhất trong vòng 5 năm qua và hiện chu kỳ tăng giá này vẫn đang tiếp tục, chưa có dấu hiệu dừng lại.

Bởi, các doanh nghiệp chăn nuôi khẳng định, với đà tăng giá như hiện tại thì khó có thể giữ ổn định, họ sẽ phải điều chỉnh tăng giá theo thị trường.

Đề cập đến lý do thiếu nguồn cung khiến giá thịt lợn tăng kỷ lục trong những ngày qua tại tọa đàm trực tuyến "Đảm bảo cung - cầu thịt lợn dịp Tết” chiều 14/11, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) thừa nhận, đúng là giá lợn hơi vừa qua tăng nhanh, nhưng đó là hiện tượng cá biệt.

Theo đó, giá chủ lưu vẫn ổn định ở mức 58.000-65.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi ở miền Bắc nằm trong khoảng 65.000-66.000 đồng/kg; giá lợn hơi miền Nam 60.000-61.000 đồng/kg.

"Như vậy, nguyên nhân chính không phải do chúng ta thiếu hụt nguồn cung quá lớn mà có vấn đề về lưu thông, thông tin. Việc giá lợn hơi lên đến 75.000 đồng/kg là cá biệt”, lãnh đạo Cục Chăn nuôi khẳng định.

Theo ông Dương, hiện tượng này là do trước đây các thương lái mua của nông hộ là chính, nay nông hộ hầu như không còn lợn, còn con nào giá đắt như vàng thì đương nhiên giá tăng; nhiều thương lái không tiếp cận được nguồn cung từ các doanh nghiệp lớn do họ bán theo xe, số lượng lớn, theo các mối cung cấp lâu năm.

"Tôi nhắc lại, chúng ta không thiếu lợn đến mức khủng hoảng, nhiều địa phương như Bắc Giang, Hưng Yên còn đàn lợn khá lớn. Vấn đề lưu thông, thông tin đã tạo tâm lý, hiệu ứng xã hội không tốt". Ông Dương cho hay, ngoài thịt lợn, chúng ta còn bổ sung thủy sản khá dồi dào, nên sẽ không có biến động lớn nếu tổ chức tốt.

Song, lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhận định, dịp cuối năm, chắc chắn giá lợn sẽ tăng cao, đây cũng là xu thế tất yếu vì nhu cầu tiêu dùng trong tháng Tết cao, nhưng tăng quá cao thì không, chúng ta cũng không lo khủng hoảng nếu sản xuất tốt. Nếu không có sự chỉ đạo tốt thì thương lái sẽ tạo giá ảo, đẩy giá lên.

Doanh nghiệp xin điều chỉnh giá theo thị trường

Ông Kiều Đình Thép, Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, thời gian qua doanh nghiệp luôn đồng hành với người dân trong việc bình ổn giá. Cụ thể, từ ngày 8/8-9/10, doanh nghiệp bình ổn giá thịt lợn từ 45.000–52.000 đồng/kg. Từ ngày 9/10 giá lợn là 59.000 đồng/kg.

Những ngày gần đây, giá lợn hơi tăng cao, phía doanh nghiệp bình ổn giá thịt lợn dao động từ 65.000-67.000 đồng/kg.

Đến nay, đã gần 50 ngày kể từ khi giá heo hơi bắt đầu tăng, giá của công ty luôn thấp hơn thị trường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ phải xin điều chỉnh giá cho phù hợp, ôngThép chia sẻ. 

Theo ông Thép, doanh nghiệp vẫn đang cung cấp ra thị trường miền Bắc 3.500-4.000 con mỗi ngày, riêng thị trường Hà Nội chiếm khoảng 20%. Với sản lượng này, doanh nghiệp vẫn phục vụ khách hàng thường xuyên, tương đương gần 300 khách hàng.

Ông Phạm Quang Hiền, Giám đốc Hệ thống bán lẻ miền Bắc MeatDeli (Công ty Masan MEATLife), cũng cho biết, là doanh nghiệp tiên phong trong công nghệ chế biến thịt mát theo tiêu chuẩn của châu Âu, doanh nghiệp mong muốn được cộng tác, đồng hành với người nông dân để cùng thực hiện chuỗi thịt lợn doanh nghiệp.

Từ đầu tháng 3 đến nay, Masan tổ chức hơn 400 điểm bán tại các chợ và siêu thị. Tới đây, công ty sẽ mở thêm các điểm bán tại các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Hải Dương... "Hiện tại, nguồn đầu vào giá cả tăng, chúng tôi cũng điều chỉnh giá nhưng mức điều chỉnh rất ít”, ông Hiền thông tin.

Trong khi đó, sáng 14/11, Dabaco đã điều chỉnh giá bán thịt lợn hơi xuất chuồng lên mốc 76.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Tây Ban Nha đã có 28 năm sống chung với dịch nên đừng mong hết dịch mới tái đàn. Ở nước ta hiện nay dịch đã cơ bản kiểm soát tốt nên các địa phương nên vận động người dân tái đàn có kiểm soát, đừng né tránh việc tái đàn, nếu đủ điều kiện hãy hỗ trợ người chăn nuôi tiếp tục nuôi lợn trở lại.

"Để chủ động nguồn thực phẩm, người tiêu dùng cũng nên chuyển đổi cơ cấu bữa ăn, gà đồi Yên Thế, cá chép, cá trắm rất ngon, hãy chuyển sang dùng thực phẩm này, thay vì chỉ dùng thịt lợn. Đây cũng cách chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, với Chính phủ", ông chia sẻ.

Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi:

Chúng ta không có quota nhập khẩu thịt lợn, thịt gia cầm, chúng ta chỉ kiểm định về chất lượng chứ không có quyền cho nhập hay không. Năm nay nhập khẩu thịt lợn có tăng so với năm ngoái nhưng không nhiều, nguồn cung thịt lợn trên thị trường hiện vẫn do người Việt kiểm soát, tự quyết định.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải Nhất lĩnh vực CNTT của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019 đã đi đến hồi kết của mùa giải thứ 15. Các tác giả với những sản phẩm xuất sắc nhất trong các lĩnh vực CNTT, Khoa học công nghệ, Y dược, Môi trường… sẽ được vinh danh trong đêm trao giải tối nay (15/11) tại Hội trường Bộ Quốc phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương, Hà Nội.

Yên Bái đã xây dựng và phát triển vùng chè sạch, chè an toàn đáp ứng cho nhu cầu thị trường.

Nghị quyết 61-NQ/TU ngày 24/7/2014 của Tỉnh ủy Yên Bái khóa XVII về phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014-2020 đã thực sự lan tỏa và là một “cú huých” cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

Vụ đông xuân năm 2019 - 2020, huyện Mù Cang Chải sẽ gieo trồng 100 ha cải dầu, tập trung tại các xã: Nậm Khắt, Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Mồ Dề và xã Kim Nọi với tổng số 735 kg giống cải dầu F1 do Công ty Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt cung ứng.

Nông dân phường Cầu Thia chăm sóc cây cà chua vụ đông.

Là một trong những địa phương có phong trào sản xuất cây vụ đông khá tốt, thời điểm này, các xã, phường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đang tập trung chăm sóc cây màu vụ đông. Với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất nhiều năm nay, thị xã Nghĩa Lộ đang phấn đấu cho một vụ đông thắng lợi toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục