Phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn

  • Cập nhật: Chủ nhật, 24/11/2019 | 8:53:59 AM

Phát biểu tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, tham mưu để phát triển ngành logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, tham mưu để phát triển ngành logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, tham mưu để phát triển ngành logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân

Ngày 23/11, tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp với Thời báo Kinh tế Vìệt Nam, UBND TP Đà Nẵng và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2019 với chủ đề: "Logistics nâng cao giá trị nông sản”.

Theo Báo cáo của World Bank về Chỉ số hoạt động logistics (LPI) vào tháng 7/2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong ASEAN. Việt Nam cũng là nước có xếp hạng ở top đầu trong các thị trường mới nổi.

Trong thời gian qua, ngành logistics có mức tăng trưởng cao 13-15%. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là khoảng 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không...

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, tham mưu để phát triển ngành logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân
Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics như: trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, ký kết thành công nhiều Hiệp định tự do thương mại... 

Đồng thời, Việt Nam cũng có vị trí địa lý thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á với cơ sở hạ tầng (kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không...) được cải thiện.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, trong thời gian tới, ngành logistics Việt Nam không chỉ phải tăng quy mô về tài chính mà còn phải mở rộng phạm vi tiếp cận, phải tham gia các chuỗi, khả năng và tính liên kết cũng cần nâng cao.

"Cần phát triển logistics trở thành ngành mũi nhọn, nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho các ngành kinh tế khác. Do đó, trong thời gian tới, chúng ta cần tăng cường hợp tác mạnh mẽ hơn nữa ở cả 3 cấp độ từ Chính phủ đến các Bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội, doanh nghiệp trong phát triển ngành dịch vụ logistics”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ về định hướng phát triển ngành logistics.

"Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm, định hướng phát triển ngành logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân. Thứ 2, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược, nhất là những diễn biến kinh tế - chính trị gần đây và làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó, đề xuất với Chính phủ những chủ trương, quyết sách thích hợp, nhằm tận dụng những cơ hội, ứng phó với những khó khăn, thách thức mới.

 Thứ 3, nghiên cứu, xây dựng một Chiến lược tổng thể đi đôi với một Quy hoạch tổng thể phát triển ngành logistics của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Cuối cùng là kiện toàn bộ máy UB chỉ đạo quốc gia cùng với cơ chế phân cấp quản lý linh hoạt giữa TƯ và địa phương nhằm nâng cao vai trò chỉ đạo, điều hành hoạt động logistics,  tiếp tục tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác về logistics”, Phó thủ tướng yêu cầu.

Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ 7 là sự kiện thường niên lớn nhất về ngành dịch vụ Logistics, diễn ra trong 2 ngày (23 và 24/11) gồm chuỗi các sự kiện: Khảo sát Cảng và Trung tâm Logistics Chu Lai, thăm nhà máy ô tô Trường Hải; Hội thảo chuyên đề: Logistics kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây và Kinh tế chia sẻ trong Logistics; phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019 với chủ đề "Logistics nâng cao giá trị nông sản.

Diễn đàn thu hút hơn 1000 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI, hơn 30 đoàn quốc tế dọc tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, đại diện các quốc gia trong khối ASEAN, Trung Quốc...cùng hơn 50 chuyên gia trong nước và quốc tế các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, logistics, công nghệ 4.0...

(Theo TPO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Ngày mua sắm trực tuyến 2019 đã được khởi động, nhưng liệu có đạt kỳ vọng là câu hỏi đang được đặt ra.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm nay đã phê duyệt việc áp dụng những điều khoản tài trợ đa dạng hóa cho các quốc gia thành viên đang phát triển chỉ vay các khoản vay dựa vào thị trường từ ADB. Cơ cấu định giá mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Việc triển khai lập quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia còn chậm, thiếu quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu điều hành chung về phát triển điện mặt trời.

Đây là kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, áp dụng từ ngày 1/7/2019...

Đồng chí Tạ Văn Long tặng hoa chúc mừng sự ra đời của Ngân hàng Agribank Bắc Yên Bái.

Ngày 22/11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Bắc Yên Bái đã tổ chức lễ khai trương, chính thức đi vào hoạt động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục