Cuối năm ở vùng dâu Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/11/2019 | 8:05:19 AM

YênBái - Cuối năm, gió heo may đã về cũng là lúc bà con nông dân đang dần kết thúc một năm của nghề trồng dâu, nuôi tằm. Đi dọc hai bên bờ sông Hồng đến các vùng dâu: Minh Tiến, Y Can, Quy Mông, Nga Quán, Việt Thành, Báo Đáp… không còn xanh mướt một màu. Đã về cuối vụ, bà con tranh thủ hái lứa dâu cuối cùng để chuẩn bị đốn cây cho một mùa vụ mới.

Nhiều hộ dân ở Trấn Yên đã thoát nghèo và vươn lên khá giả từ nghề trồng dâu, nuôi tằm.
Nhiều hộ dân ở Trấn Yên đã thoát nghèo và vươn lên khá giả từ nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Trong một vài năm trở lại đây, trồng dâu, nuôi tằm đã và đang trở thành một nghề không thể thiếu đối với hàng ngàn hộ dân và trở thành một ngành kinh tế chủ lực mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng ở Trấn Yên. Nhiều gia đình từ nghèo đói nhờ trồng dâu, nuôi tằm không những thoát nghèo mà còn có cuộc sống khá giả hơn, góp phần tích cực trong nâng cao thu nhập và xây dựng nông thôn mới. 

Chúng tôi cùng chị Đỗ Thị Diệu Thúy - kỹ sư nông nghiệp huyện đi dọc theo các cánh đồng, xứ đồng từ Nga Quán, Việt Thành lên Đào Thịnh, Báo Đáp hai bên đường hoa giăng lối, dưới ruộng xanh ngát cây màu vụ đông xen lẫn những ruộng dâu đang vào cuối vụ. 

Chị Thúy vừa đi vừa nói: "Trấn Yên không phải cái nôi của nghề tằm tơ canh cửi, thế nhưng cây dâu, con tằm đã gắn bó với cuộc sống người dân Việt Thành, Đào Thịnh, Báo Đáp, Tân Đồng, Y Can gần 10 năm nay. Từ những thửa ruộng dâu nhỏ lẻ, hôm nay Trấn Yên đã có 700 ha dâu lớn nhất các tỉnh miền núi phía Bắc và có trên một nghìn hộ dân tham gia sản xuất". 

"Diện tích, sản lượng đang ngày một tăng dần, nếu như năm 2017 sản lượng kén toàn huyện mới đạt 200 tấn, thì năm 2018 con số đã là 500 tấn và năm 2019 này sản lượng kén đạt không dưới 700 tấn, bán với giá thị trường thu về không dưới 75 tỷ đồng” - kỹ sư Thúy cho hay. 

Chị Lê Thị Phương ở thôn Lan Đình, xã Việt Thành đang hái lứa dâu cuối cùng trước khi đốn phấn khởi chia sẻ: "Trồng dâu nuôi tằm nhàn hơn trồng lúa, thu nhập lại cao gấp ba, bốn lần. Gia đình có 5 sào đất kém hiệu quả chuyển sang trồng dâu nuôi tằm từ năm 2015, thấy hiệu quả gia đình thuê thêm 5 sào đất nữa với giá 500.000 đồng/vụ để trồng dâu nuôi tằm. Bình quân mỗi năm gia đình nuôi 8 lứa, mỗi lứa 7 nong tằm… sau khi trừ chi phí còn thu lãi trên 50 triệu đồng”. 

Gia đình ông Vũ Viết Lâm cũng ở thôn Lan Đình là một trong nhiều hộ trồng dâu, nuôi tằm tiêu biểu ở xã Việt Thành này. Triển khai mô hình từ năm 2001, đến nay gia đình đã có thâm niên 18 năm với nghề trồng dâu nuôi tằm.

Ông Lâm cho biết: "Gia đình neo người, nhà chỉ có hai vợ chồng, các cháu đều đi làm xa, nên chỉ trồng 1,5 mẫu dâu, cứ túc tắc mỗi năm nuôi trên dưới 200 vòng tằm thu 3 tấn kén, bán ra thị trường, thu về trên dưới 300 triệu đồng. Trước đây chưa có kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật nên hiệu quả không cao, từ ngày thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã người trồng dâu nuôi tằm không còn lo kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm nữa”. 

Trồng dâu nuôi tằm đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương của huyện không riêng gì Việt Thành. Theo kế hoạch, năm 2019 toàn huyện trồng 200 ha dâu, nhưng đến nay các xã đều trồng vượt chỉ tiêu dự kiến, từ nay đến cuối vụ sẽ là 300 ha. 

Một điểm mới ở làng dâu Trấn Yên là không còn mạnh ai người nấy làm như trước đây nữa mà người dân đã biết liên kết tạo thành các nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết giữa người sản xuất với thu mua, chế biến nên mang lại hiệu quả cao, bền vững. Bình quân mỗi héc-ta cho thu nhập không dưới 200 triệu đồng. 

Phát huy kết quả từ thực tiễn, huyện Trấn Yên đã và đang tích cực mở rộng diện tích, quy mô trồng dâu, nuôi tằm và hình thành vùng sản xuất tập trung có quy mô trên 1.160 ha dâu, năng suất kén từ 1,5 lên 2 tấn/ha, sản lượng kén toàn tỉnh đạt 2.340 tấn, giá trị đạt trên 240 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 3.000 lao động với mức thu nhập 50 triệu đồng/người/năm. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một nhà máy ươm tơ tự động và tổ chức liên doanh, liên kết với người trồng dâu, nuôi tằm theo chuỗi giá trị…

Ngọc Trúc

Tags Trấn Yên Nga Quán Việt Thành dâu tằm liên doanh liên kết chuỗi giá trị

Các tin khác
Trung tâm Thiết bị âm thanh R8 Tuân Linh là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thu nộp ngân sách tại thị trấn Yên Bình.

Đến giữa tháng 11/2019, thị trấn Yên Bình đã thu ngân sách đạt 5 tỷ 268 triệu đồng, bằng 117,5 % kế hoạch huyện giao; trong đó, thu tiền giao đất đạt trên 3,4 tỷ đồng, bằng 170% kế hoạch.

Lực lượng chức năng đang kiểm tra một cơ sở sản xuất khô bò cung ứng tết

Trong thời gian từ ngày 15-12-2019 đến hết ngày 25-3-2020, sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành từ thành phố đến cấp phường, xã, thị trấn tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm.

Các lực lượng tham gia dập lửa tại cuộc diễn tập ứng phó phòng chống cháy rừng và TKCN tại thôn Khuôn Giỏ, xã Tân Hương, huyện Yên Bình.

Sáng 27/11, UBND huyện Yên Bình tổ chức diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2019 có một phần thực binh.

Mô hình chăn nuôi dê của nông dân xã Phan Thanh, huyện Lục Yên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể khẳng định, việc thực hiện Quyết định số 1757-QĐ/TU ngày 05/4/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách các Đảng bộ trực thuộc và các đoàn công tác phụ trách, theo dõi, giúp đỡ các xã ĐBKK của tỉnh được thực hiện tại huyện Lục Yên đã phát huy hiệu quả rõ nét...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục