Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP do chính phủ mới ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hủy hoại đất sẽ bị phạt tiền đến 150 triệu đồng.
|
Ảnh minh họa:
|
Chính phủ mới ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, thay thế Nghị định 102/2014.
Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hủy hoại đất sẽ bị phạt tiền đến 150 triệu đồng.
Cụ thể, trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 hécta; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 hécta đến dưới 0,1 hécta; phạt tiền từ 10-30 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 hécta đến dưới 0,5 hécta; phạt tiền từ 30-60 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 hécta đến dưới 1 hécta; phạt tiền từ 60-150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 1 hécta trở lên.
Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai. Nghị định cũng quy định mức phạt hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
(Theo Vietnam+)
Công ty Điện lực Yên Bái (ĐLYB) đang quản lý, khai thác, vận hành hệ thống lưới điện gồm trên 2.252 km đường dây trung thế và 2.503 km đường dây hạ thế, 1.706 trạm biến áp với tổng công suất trên 546.000 kVA.
Công tác phòng chống đói, rét, dịch bệnh ở Lục Yên được triển khai thực hiện đến từng hộ chăn nuôi; phấn đấu trên 80% số hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại nuôi nhốt; 100% số hộ có thức ăn dự trữ cho gia súc
Sau gần 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp Yên Bái có bước phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 61 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.