Mù Cang Chải: Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/12/2019 | 7:59:03 AM

YênBái - Huyện Mù Cang Chải hiện có 4 giấy phép thăm dò khoáng sản; 5 giấy phép cấp cho 5 doanh nghiệp khai thác quặng sắt, chì, kẽm, tổng diện tích theo giấy phép khai thác là 106,64 ha.

Đoạn đường bê tông ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải được doanh nghiệp khai thác khoáng sản đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
Đoạn đường bê tông ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải được doanh nghiệp khai thác khoáng sản đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian qua, nhờ tăng cường tuyên truyền, quản lý nên việc chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị khai thác khoáng sản (KTKS) trên địa bàn huyện Mù Cang Chải được thực hiện khá nghiêm túc.

Với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường (BVMT), huyện Mù Cang Chải đã tuyên truyền sâu rộng các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, chính sách, pháp luật về khoáng sản để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình, nhất là các đơn vị hoạt động khoáng sản. Các điểm mỏ hoạt động KTKS trên địa bàn đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Theo ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, các đơn vị được phép KTKS trên địa bàn đã ý thức tốt trong chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản, quản lý, sử dụng và khai thác đúng theo diện tích được cấp phép, các quy phạm kỹ thuật an toàn, quy định BVMT, các quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, chế độ bảo hộ lao động và bảo hiểm cho người lao động… 

Hoạt động KTKS của các doanh nghiệp trên địa bàn Mù Cang Chải đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Ngoài nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản đã đóng góp, ủng hộ duy tu, sửa chữa những tuyến đường giao thông, xây dựng trường học, ủng hộ các hoạt động xã hội tại địa phương. 

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng thực hiện nghiêm việc đền bù, hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng thông qua việc trực tiếp thỏa thuận, phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. 

Song song với tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, huyện chỉ đạo các ban, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động thăm dò, KTKS, BVMT trong hoạt động khoáng sản, kiểm tra đăng ký tạm vắng, tạm trú để đảm bảo an ninh trật tự trong khu mỏ. 

Huyện Mù Cang Chải hiện có 4 giấy phép thăm dò khoáng sản; 5 giấy phép cấp cho 5 doanh nghiệp khai thác quặng sắt, chì, kẽm, tổng diện tích theo giấy phép khai thác là 106,64 ha; đề nghị thu hồi 1 giấy phép khai thác quặng vàng gốc, diện tích 100 ha, 1 giấy phép khai thác quặng chì, kẽm diện tích 2 ha do không hoạt động. 
Thành lập đoàn, tổ kiểm tra liên ngành tổ chức 2 cuộc kiểm tra với các đơn vị khai thác khoáng sản chì, kẽm tại các xã: Cao Phạ, Chế Cu Nha; 2 cuộc kiểm tra khai thác cát, sỏi tại các xã: Hồ Bốn, Khao Mang, Mồ Dề, Nậm Khắt, Cao Phạ, thị trấn Mù Cang Chải… và đã đình chỉ 20 hộ khai thác tận thu cát, sỏi trái phép trên suối Nậm Kim, xử phạt hành chính với số tiền trên 40 triệu đồng; phát hiện, đình chỉ một số trường hợp vi phạm thăm dò trái phép khoáng sản tại các xã: Chế Cu Nha, Nậm Có, Cao Phạ. 

Qua kiểm tra, giám sát, huyện phát hiện một số đơn vị KTKS chưa chấp hành tốt các quy định về BVMT, chưa quan tâm đầu tư các công trình xử lý môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt như: hệ thống bể lắng lọc chưa đảm bảo nên khi mưa lớn, nước mưa chảy tràn từ các hầm mỏ ra môi trường; bãi thải nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức các biện pháp bảo vệ môi trường, đổ thải chưa đúng nơi quy định, để xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trôi xuống các khe suối vùng hạ lưu, ảnh hưởng đến môi trường, sản xuất của nhân dân. 

Khắc phục tình trạng này, Mù Cang Chải đã yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về KTKS, các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giám sát chặt chẽ các biện pháp khắc phục BVMT như: các biện pháp kè, trồng cây xanh, cỏ trên mái các taluy, chân đê chắn bãi thải nhằm hạn chế việc trôi, trượt đất, đá khi mưa bão; sửa chữa, nâng cấp hệ thống bể lắng lọc, hệ thống thu gom nước mưa, chống chảy tràn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và cuộc sống người dân.

Khánh Linh

Tags Mù Cang Chải bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản

Các tin khác
Nông dân huyện Văn Chấn làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa xuân.

Rút kinh nghiệm vụ xuân trước, ở một số địa phương, nông dân “vượt rào” gieo cấy sớm hơn so với lịch thời vụ nên lúa phân hóa đòng, trỗ sớm gặp không khí lạnh làm năng suất giảm nghiêm trọng, thậm chí mất mùa. Do đó, vụ xuân này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ, cơ cấu giống.

Các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện mặt bằng để chuẩn bị cho lễ khởi công xây dựng cầu Cổ Phúc.

Ngày 22/12, công trình cầu Cổ Phúc sẽ chính thức khởi công. Đây là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng được xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, khi hoàn thành sẽ kết nối các xã phía hữu ngạn sông Hồng của huyện Trấn Yên với trung tâm huyện.

Chiều 19/12, Bưu điện tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 và đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.

Buổi họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN và kế hoạch cung cấp điện năm 2020.

Doanh thu bán điện năm 2018 là 332.983 tỷ đồng, tăng 14,84% so với năm 2017. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2018 là 1.737,04 đồng/kWh, tăng 4,3% so với năm 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục