Tiền thu xử phạt vi phạm giao thông phải nộp vào ngân sách nhà nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/1/2020 | 8:37:05 AM

Bộ Tài chính khẳng định, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý các chủ phương tiện vi phạm. (Ảnh minh họa: Internet)
Cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý các chủ phương tiện vi phạm. (Ảnh minh họa: Internet)

Thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc lực lượng công an được giữ lại 70% tiền phạt vi phạm hành chính theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25-7-2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Về sự việc trên, chiều 7-1-2020, Bộ Tài chính đã có thông tin làm rõ: Năm 2007, để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông có chiều hướng tăng cao, kịp thời hỗ trợ các lực lượng tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhất là mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ công việc, ngày 25-7-2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2007/TT-BTC quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có lực lượng Công an giao thông, Thanh tra giao thông vận tải (bao gồm cả Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) với các tỷ lệ phân bổ cụ thể.

Tuy nhiên, đến ngày 6-12-2013, Thông tư 89/2007/TT-BTC đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31-10-2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

Tại khoản 5, Điều 4, Thông tư số 153/2013/TT-BTC nêu rõ: "Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước...".

Bộ Tài chính khẳng định, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153/2013/TT-BTC, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Chương trình “Cafe doanh nhân” hàng tháng được duy trì nhằm tăng cường sự sâu sát cơ sở, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi, thông thoáng, công tác thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Thịt lợn bán tại các chợ truyền thống ế ẩm nhưng tại các cửa hàng VinMart+ thịt nhập về chỉ bán 1 - 2 hôm là hết.

Ngày 25/12, giá thịt lợn tại các chợ lên đến 150.000 - 180.000 đồng/kg tùy loại thịt. Giá thịt lợn tăng cao, sức mua tại các chợ truyền thống ở thành phố Yên Bái giảm rõ rệt. Trong khi đó, tại siêu thị, các cửa hàng tiện ích có thương hiệu, sức mua thịt lợn lại tăng mạnh.

Năm 2019, huyện Văn Yên được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách 171 tỷ đồng, HĐND huyện giao chỉ tiêu phấn đấu 172 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục