Mù Cang Chải thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/1/2020 | 8:13:13 AM

YênBái - Thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững”, những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, đào tạo nghề (ĐTN) tạo việc làm… góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Người dân huyện Mù Cang Chải tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Người dân huyện Mù Cang Chải tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao so với các địa phương khác trong tỉnh, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019, Huyện ủy, UBND huyện đã bám sát Kế hoạch số 131 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo các địa phương, xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèo, cận nghèo, gắn với lồng ghép các chương trình dự án, các nguồn lực đầu tư để xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế của từng xã, thị trấn. 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, tăng cường ĐTN cho lao động nông thôn thông qua các chương trình hỗ trợ sản xuất, vay vốn tạo việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi… 

Năm 2019, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện là trên 243 tỷ đồng. Trong đó, Chương trình 30a, đầu tư trên 67 tỷ đồng, riêng vốn đầu tư phát triển trên 65 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 1,8 tỷ đồng. Huyện đã triển khai 7 công trình đường giao thông gồm: đường xã Chế Tạo, kinh phí trên 3,2 tỷ đồng; đường xã Hồ Bốn, kinh phí trên 6,5 tỷ đồng; đường xã Dế Xu Phình, 4,9 tỷ đồng… 

Triển khai 13 công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt như: công trình thủy lợi xã Lao Chải, kinh phí trên 2,3 tỷ đồng; thủy lợi xã Hồ Bốn, trên 2,2 tỷ đồng; thủy lợi xã Chế Tạo, 3,5 tỷ đồng; công trình cấp nước sinh hoạt xã Nậm Có, gần 500 triệu đồng… 

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, tổng nguồn vốn hỗ trợ trên 8,5 tỷ đồng như trên 2,1 tỷ đồng hỗ trợ dự án trồng trọt, hỗ trợ chăm sóc bảo vệ rừng xã Nậm Có và Cao Phạ với diện tích trên 13.897 ha, kinh phí trên 5,8 tỷ đồng. 

Chương trình 135, tổng vốn giao trên 20 tỷ đồng, đã triển khai xây dựng 1 công trình giao thông và 9 công trình thủy lợi; duy tu bảo dưỡng 3 công trình. Chương trình hỗ trợ sản xuất, kinh phí trên 3,6 tỷ đồng, huyện đã triển khai mua máy cày, bừa, máy xới đất đa năng, máy tuốt lúa và hỗ trợ nuôi trâu, bò… 

Chính sách hỗ trợ về giáo dục - đào tạo, tổng kinh phí thực hiện trên 87 tỷ đồng như: học sinh được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86 của Chính phủ là 21.790 lượt học sinh, kinh phí trên 9,7 tỷ đồng; học sinh được hỗ trợ chế độ nội trú theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT, số tiền trên 5,5 tỷ đồng; học sinh bán trú được cấp tiền ăn theo Nghị định số 116 của Chính phủ, kinh phí gần 62 tỷ đồng… 

Cùng với việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân thuộc hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn còn được hưởng các chế độ, chính sách của Chính phủ như: hỗ trợ tiền điện, cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ giúp pháp lý miễn phí, các chính sách hỗ trợ về ĐTN… 

Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hàng năm, tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đều đạt từ 96% đến 100% kế hoạch đề ra. Các nguồn vốn đầu tư đều được quản lý, sử dụng hiệu quả và huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao trong việc triển khai thực hiện chương trình.

Các công trình, chương trình đầu tư luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các xã và nhân dân. Chúng tôi luôn tập trung đầu tư, hỗ trợ những vấn đề cấp bách để phục vụ nhân dân như: điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi và hỗ trợ công cụ sản xuất… kịp thời, đảm bảo theo quy định. 

"Do triển khai hiệu quả các chương trình, dự án nên năm 2019 vừa qua, huyện đã giảm 11,04% hộ nghèo, tương đương với 1.136 hộ thoát nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo được hiện nay giảm còn 40,62%…” - bà Xuyến thông tin thêm.

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020, huyện Mù Cang Chải đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức cho người dân không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước; tăng cường công tác ĐTN bằng nhiều hình thức, đảm bảo chất lượng dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; tăng cường nhân lực cho công tác giảm nghèo, an sinh xã hội ở cơ sở; thực hiện kịp thời, đúng các chính sách hỗ trợ để người nghèo hưởng lợi đầy đủ các chính sách, dự án…, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

Thái Hưng

Các tin khác

Giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề rất “nóng” tại nhiều địa phương. Chưa có thống kê chính thức nhưng khiếu kiện, đơn thư liên quan tới đất đai, nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng luôn chiếm tỷ lệ rất lớn trong khiếu nại, tố cáo.

Hạt Kiểm lâm ký huyện hợp đồng giao khoán bảo vệ trên 22.000 ha rừng tự nhiên phòng hộ, đặc dụng; 14.955 ha rừng tự nhiên sản xuất đối với gần 160 nhóm hộ đủ điều kiện nhận khoán bảo vệ rừng (BVR) tại 22 xã.

Quang cảnh Hội nghị.

Chiều 8/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Du khách chọn mua khoai môn tím Lục Yên.

Đến với Lục Yên, du khách không chỉ được thưởng thức các sản phẩm đặc sản như: cam sành, vịt bầu, cá bỗng... mà khoai môn tím cũng được nhiều du khách lựa chọn làm quà mỗi khi đến mảnh đất này. Những năm qua, cây khoai môn tím được coi là một trong những cây trồng chủ lực và là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục