YênBái - Vụ lúa xuân năm 2020, hộ bà Nguyễn Thị Dung ở thôn Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái sẽ gieo cấy 2,7 sào. Bà chọn mua 4 kg giống lúa thuần Thiên ưu 8 tại một cơ sở cung ứng vật tư nông nghiệp có uy tín tại địa phương.
|
Bà Nguyễn Thị Dung chuẩn bị khay để quải mạ.
|
Trong khung lịch thời vụ của trà 1, ngày 11/1/2020, bà bắt đầu ngâm thóc giống. Buổi sáng, bà đun nước ấm già tay để đãi sạch thóc giống rồi ngâm thóc giống ngập trong nước. 12 tiếng đồng hồ sau đó, bà sẽ thay nước khác ngâm thóc giống.
Đủ thời gian một ngày một đêm, thóc giống sẽ được vớt ra, để ráo nước. Việc tiếp theo là bà cho thóc vào bao tải dứa, cuốn chặt để ủ, nếu trời rét thì lót dưới một ít rơm và bên trên đậy vải, nếu thời tiết bình thường thì vẫn đậy vải nhưng không quá nhiều lớp. Trong khoảng 10 - 12 tiếng sau đó bà lại kiểm tra thóc ủ, thấy thóc còn ướt thì ủ tiếp, thấy thóc đã khô thì phải cho thêm nước ấm ủ tiếp.
Hai ngày sau, khi thóc giống đã nứt gai dứa thì mở bao tải ra cho mạ nguội rồi quải vào khay. Cứ mỗi cân thóc giống cần 33 khay nên bà đã chuẩn bị đủ 132 khay. Các khay được đặt lên trên mặt ruộng, sắp xếp thuận tiện lối đi.
Bà dùng bùn rải đều lên mặt khay để quải mạ vào hết các khay. Tùy thuộc thời tiết, trời rét thì bà sẽ cắm khung, trùm ni lông kín xuống tận mặt ruộng; nếu mức nhiệt độ bình thường thì chỉ cần dùng lưới đen che lửng khung, không kín hết. Thường sau 4 - 5 hôm vào khay thì bà mới phải tưới cho mạ nếu thấy khô mặt bùn khay. Trời rét phải đun nước ấm để tưới, còn không thì dùng nước bình thường, đã tưới là phải tưới đẫm mặt khay.
Suốt quá trình làm mạ khay, bà không dùng bất cứ một loại phân nào. Bà cho rằng điều quan trọng nhất là phải thăm đồng thường xuyên, chú ý thời tiết thay đổi từng ngày để có cách chăm sóc phù hợp. Khi mạ ở ngoài đồng, nếu trời nóng thì phải mở hai đầu ni lông cho gió vào, thoáng mát và ngược lại, trời rét vẫn để kín nguyên.
Trong trường hợp trời rét quá, bà dùng tro bếp hoặc tro rơm, rạ quải lên mặt khay một lớp mỏng để giữ ấm đồng thời thúc mạ lên nhanh. Với vụ đông xuân này, mạ cần khoảng thời gian 10 - 15 ngày mới có thể ném được. Đến lúc mạ lên đều, có từ 2 - 3 lá sẽ đưa ra ruộng ném.
Theo kinh nghiệm của bà Dung, chiều cao của cây mạ vừa dài bằng tầm ngón tay trỏ thì ném là đẹp nhất. Khi ấy, cây mạ không bị nặng ngọn, không bị díu đầu lại nên khi ném cây mạ dễ đứng thẳng trên mặt ruộng. Cũng nhờ thế mà bà sẽ không mất công phải đi dựng cây mạ lên sau khi đã ném xong. Ra Giêng, ăn tết xong, bà sẽ ném mạ vào ngày mùng 5 hoặc mùng 6 và chỉ một buổi sẽ xong.
Nguyễn Thơm
Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ấm, người dân ở xã vùng cánh đồng Mường Lò tập trung xuống đồng cấy lúa xuân. Chị Hoàng Thị Liên, xã Hạnh Sơn cho biết: “Tôi có 4 sào ruộng và tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình đã huy động nhân lực tập trung làm đất và xuống cấy xong trước tết Nguyên đán”.
Năm 2019, với sự quyết tâm cao, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, tác động tích cực và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong việc chủ động phát triển các mô hình kinh tế tập thể, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm... Qua đó, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống của người nông dân.
Từ 15h30 chiều nay, xăng E5 RON 92 giảm 36 đồng/lít. Giá bán loại xăng này trên thị trường xuống 19.845 đồng/lít.
Với trên 80.328 ha đất có rừng, Mù Cang Chải là huyện nằm trong vùng trọng điểm cháy rừng nhiều năm trước.