Văn Phú xây dựng vùng sản xuất tập trung chanh tứ thời

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/2/2020 | 8:02:49 AM

YênBái - Năm 2019, toàn xã Văn Phú có 5 thôn trồng chanh gồm thôn Bình Sơn, Lưỡng Sơn, Văn Quỳ, Ngòi Sen, Bình Lục với diện tích 6,5 ha.

Mô hình trồng chanh tứ thời của ông Phạm Thế Cầu (bên phải), thôn Bình Sơn, xã Văn Phú đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng chanh tứ thời của ông Phạm Thế Cầu (bên phải), thôn Bình Sơn, xã Văn Phú đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Phạm Thế Cầu, thôn Bình Sơn, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái là người đầu tiên đưa cây chanh tứ thời về trồng tại xã Văn Phú từ hơn 20 năm nay. Ban đầu, ông Cầu mang giống chanh, xoài, chôm chôm từ Đà Lạt về trồng thử nghiệm. Sau 3 năm, cây chanh hợp đất sai quả, mọng nước, cho quả quanh năm. 

Từ đó, ông Cầu quyết định mở rộng diện tích chanh lên 1 ha. Sản phẩm chanh quả thường giao cho các cửa hàng, siêu thị với giá trung bình 30.000 đồng/kg. Ngoài bán chanh thương phẩm, ông còn chiết hàng nghìn cành để bán, mỗi cành giống có giá từ 20.000 - 25.000 đồng. 

Hiện, ông Cầu đã mở rộng lên trên 2 ha chanh, mỗi năm thu về trên 40 tấn quả. Ông còn tận dụng nguồn nước để nuôi ốc nhồi, cá mỗi năm thu hơn 1 tấn mang lại tổng thu trên 500 triệu đồng. Ông  cũng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cây giống để người dân trong xã phát triển kinh tế từ cây chanh. Năm 2019, toàn xã Văn Phú có 5 thôn trồng chanh gồm thôn Bình Sơn, Lưỡng Sơn, Văn Quỳ, Ngòi Sen, Bình Lục với diện tích 6,5 ha. 

Ông Cầu chia sẻ: "Nghề trồng chanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 - 3 lần so với trồng lúa. Mặc dù chanh là loại cây yêu cầu điều kiện thâm canh cao, đầu tư công lao động nhiều, thời vụ nghiêm ngặt nhưng nếu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật thì việc sản xuất chanh cho hiệu quả rất cao”.

Theo ông Phùng Văn Lực - Chủ tịch Hội Nông dân xã, những năm gần đây, các mô hình trồng cây ăn quả tại địa phương phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt là cây chanh tứ thời, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng… Quá trình thực hiện cho thấy, cây ăn quả có múi sinh trưởng, phát triển khá tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên xã tiếp tục triển khai hỗ trợ mở rộng diện tích cây ăn quả nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. 

Tuy nhiên, trồng chanh chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, diện tích nhỏ, phân tán, mang tính tự phát, chưa có hộ nào có chứng nhận sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc tiêu thụ sản phẩm còn bấp bênh, tùy thuộc vào thị trường. Vì thế, để đẩy mạnh phát triển nghề trồng chanh tứ thời, xã Văn Phú đã xây dựng Dự án "Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chanh tứ thời xã Văn Phú”. 

Khi xây dựng Dự án, xã cũng lựa chọn 15 hộ thành viên đều là những hộ trong Hợp tác xã Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Văn Phú. Các hộ tham gia có kinh nghiệm trồng chanh ít nhất 3 năm, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật mới, sẵn sàng áp dụng những kỹ thuật mới và tăng chi phí đầu tư, tạo vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 

Ngay sau khi Dự án được UBND thành phố Yên Bái phê duyệt, Hội Nông dân xã đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho các thành viên về quy trình sản xuất nông nghiệp; sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển thị trường tiêu thụ; áp dụng kỹ thuật của Viện Nghiên cứu rau quả thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ việc chọn cây giống, phân bón đến đầu tư máy móc, thiết bị, hệ thống tưới, hệ thống điện, bể thu gom rác thải, nhà sơ chế cho vùng trồng chanh... Do vậy, Văn Phú đã xây dựng được vùng sản xuất tập trung, tạo ra sản phẩm chanh có chất lượng, có tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 

Bước đầu, xã đã được kết nối thị trường tiêu thụ với nhiều đơn vị trường học, nhà hàng, bếp ăn tập thể, các doanh nghiệp... 

Mục tiêu năm 2020, diện tích trồng chanh tập trung của xã Văn Phú sẽ đạt 10 ha, năng suất 30 - 35 tấn/ha, sản lượng 300 - 350 tấn/năm. Đồng thời, xã tiếp tục quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm để sản phẩm chanh trở thành hướng đi góp phần tăng thu nhập cho nông dân. 

Minh Huyền

Tags Văn Phú liên kết chanh tứ thời sản xuất tập trung

Các tin khác
Phân hữu cơ ủ bằng sản phẩm phụ của Nhà máy Sắn Văn Yên với chế phẩm men vi sinh Emic giúp cải tạo đất, cây sắn sinh trưởng và phát triển tốt.

Niên vụ 2018 - 2019, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các xã thực hiện Đề án canh tác sắn bền vững trên đất dốc. Trên cơ sở kế hoạch được giao năm 2019 là trồng 1.000 ha, các địa phương đã tuyên truyền, vận động nông dân tham gia đạt hiệu quả.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, khu vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang gồm 16 huyện với 74 xã. Tổng diện tích tự nhiên trên 471.566 ha, diện tích đất có rừng trên 338.677 ha.

Ra mắt Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hello Mù Cang Chải.

Ngày 25/2, Huyện đoàn Mù Cang Chải đã hỗ trợ và tổ chức ra mắt Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hello Mù Cang Chải tại xã La Pán Tẩn. Đây là công ty đầu tiên do thanh niên làm chủ được thành lập trên địa bàn huyện Mù Cang Chải về lĩnh vực kinh doanh du lịch homestay.

EVN chính thức ban hành mẫu hóa đơn điện tử và thông báo tiền điện mới, áp dụng từ ngày 1-3-2020 với những điểm cải tiến nhằm đem tới sự thuận lợi hơn cho khách hàng. TIN LIÊN QUAN

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục