Yên Bái: Cam kết thực hiện phòng chống cúm gia cầm

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/3/2020 | 2:10:03 PM

YênBái - Trong hơn 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Yên Bái không xảy ra ổ dịch bệnh cúm gia cầm. Theo kết quả giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, trong 6 năm (2014 - 2019) không phát hiện vi rút cúm gia cầm. Tuy nhiên, không thể chủ quan.

Khu chăn nuôi gà tập trung của Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp Minh Quán (Trấn Yên). Ảnh minh họa.
Khu chăn nuôi gà tập trung của Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp Minh Quán (Trấn Yên). Ảnh minh họa.

Ông Đặng Bình Nguyên - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: "Tuy nhiên không thể chủ quan vì các điều kiện như: thời tiết biến đổi bất lợi, tổng đàn vật nuôi lớn, việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật và con người gia tăng nên cũng gia tăng nguy cơ dịch bệnh phát sinh”. 

Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có trên 5,2 triệu con gà, vịt, ngan, ngỗng, trong đó tập trung nhiều ở các huyện: Trấn Yên trên 1,08 triệu con, Văn Chấn trên 1,02 triệu con, Lục Yên gần 946.000 con. 

Thực hiện Văn bản số 167/TTg-NN ngày 05/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người, Công điện khẩn số 735/CĐ-BNN-TY ngày 03/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm; Công văn số 212/UBND ngày 06/02/2020 của UBND tỉnh về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm và ở người; căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đã ban hành Hướng dẫn số 148/HD-SNN-TY ngày 11/02/2020 về các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H5N1) và cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. 

Việc cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm gồm có đối với chăn nuôi và đối với buôn bán, kinh doanh, giết mổ. 

Đối với chăn nuôi, nghiêm túc thực hiện "5 không”: không giấu dịch; không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; không vận chuyển gia súc, gia cầm bị bệnh; không ăn thịt gia súc, gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc; không vứt xác gia súc, gia cầm ốm, chết ra ngoài môi trường xung quanh. 

Đồng thời phải khai báo chính xác số lượng gia súc, gia cầm với chính quyền địa phương; chấp hành việc tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm; thực hiện chi trả các loại phí, lệ phí trong công tác thú y theo quy định của Nhà nước. 

Ngoài ra phải thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đối với buôn bán, kinh doanh, giết mổ: không vận chuyển, giết mổ, buôn bán, kinh doanh gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm ốm, chết, nghi mắc bệnh, lậu không rõ nguồn gốc; thực hiện nghiêm việc kiểm soát vận chuyển, giết mổ theo đúng quy định; thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng nơi buôn bán, giết mổ, kinh doanh, phương tiện vận chuyển.

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái cam kết cúm gia cầm

Các tin khác
Cán bộ Chi cục Thuế thành phố Yên Bái hướng dẫn các thủ tục về thuế cho người nộp thuế.

Ngày 4/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng đã ký Quyết định số 409/QD-UBND của UBND tỉnh Yên Bái về công bố kết quả khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Yên Bái năm 2019.

Nông dân xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn nhận nông cụ hỗ trợ để cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, huyện xây dựng kế hoạch, đặt mục tiêu giảm nghèo từ 4 -7% (tương đương giảm từ 1.500 đến trên 2.500 hộ nghèo) để thực hiện. Công tác đào tạo lao động nông thôn được huyện đặc biệt quan tâm.

Các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cầu Cổ Phúc.

Xác định giải ngân vốn đầu tư công có vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công năm 2020.

Mưa đá và dông lốc tối 2/3 đã làm ảnh hưởng đến gần 4.000 ngôi nhà và làm 6 người bị thương ở Yên Bái.

Như thông tin đã đưa, ảnh hưởng của mưa đá, dông lốc tối 2/3 trên địa bàn các huyện Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản của người dân. Đến thời điểm này, công tác khắc phục hậu quả đang được đẩy nhanh tạo điều kiện cho nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục