Văn Yên tập trung phát triển công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/3/2020 | 11:31:30 AM

YênBái - Những năm gần đây, nỗ lực cao cùng chính sách đồng bộ, phù hợp, năng động, sáng tạo, nhạy bén của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN) của Văn Yên từ 578 tỷ đồng năm 2015 lên trên 1.000 tỷ đồng năm 2019.

Nhà máy sắn Văn Yên là cơ sở chế biến giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập cho nông dân.
Nhà máy sắn Văn Yên là cơ sở chế biến giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập cho nông dân.

Thời gian qua, huyện Văn Yên đã xây dựng thành chương trình phát triển CN, TTCN với những giải pháp cụ thể; chú trọng đầu tư, hỗ trợ kinh phí, khuyến khích và thường xuyên tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục, sản xuất kinh doanh… Cùng đó, huyện tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với xây dựng vùng nguyên liệu mà huyện có lợi thế như quế, sắn… 

Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ phát triển TTCN và ngành nghề trong nông thôn và coi đây là giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo xây dựng nông thôn mới. Trước đây, cả huyện chỉ có vài chục DN vừa và nhỏ cùng với các cơ sở sản xuất CN,TTCN thì hết năm 2019 đã có 761 cơ sở. 

Không chỉ phát triển mạnh về số lượng mà cả về chất lượng theo hướng hiện đại, phát triển theo chiều sâu, gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, đa dạng hóa các sản phẩm, nhất là những sản phẩm có lợi thế của huyện để từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. 

Trong đó, huyện đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, hợp tác xã phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước, tiếp cận thị trường thông qua tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, hội chợ. 

Qua đó, trong giai đoạn 2015-2019, đã hỗ trợ các cơ sở TTCN được 26 đề án với tổng kinh phí 3,538 tỷ đồng. Với thế mạnh có trên 40.000ha quế, trước đây chủ yếu khai thác quế vỏ và chưng cất tinh dầu quế thì nay đã có tới trên 50 sản phẩm TTCN được sản xuất từ cây quế. Các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ góp phần tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị sản phẩm. 

Cùng với phát triển TTCN, ngành nghề nông thôn, huyện còn thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thông thoáng; tích cực vận động, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực vào địa bàn huyện; lãnh đạo huyện thường xuyên tổ chức gặp mặt, đối thoại trực tiếp với DN, hợp tác xã để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển các DN vừa và nhỏ gắn với tuyên truyền, vận động, khuyến khích các hộ kinh doanh thành lập DN. 

Trong 5 năm (2016-2020) đã thu hút 26 dự án đầu tư vào địa bàn với tổng vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng; thành lập mới 119 DN, 49 hợp tác xã, đưa tổng số lên 209 DN (tăng gấp gần 2 lần so với năm 2015), 79 hợp tác xã, 462 tổ hợp tác và trên 2.700 hộ kinh doanh cá thể. 

Bằng những cách làm, hướng đi phù hợp, sản xuất CN,TTCN đã trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Nếu như 2015 tổng giá trị sản xuất công nghiệp mới đạt 578,2 tỷ đồng thì năm 2019 giá trị sản xuất công nghiệp là 1.030 tỷ đồng, vượt 14,4% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 và tăng 35,9% so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng đạt 6,3%, cao hơn giai đoạn trước 0,8%. 

Cùng với đẩy mạnh sản xuất, huyện thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trong quảng bá, giới thiệu, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu và xúc tiến đầu tư, tìm kiếm mở rộng thị trường cho các sản phẩm thế mạnh của huyện. Nhờ vậy, giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2019 đạt trên 2,4 triệu USD.

Thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp những năm tới là theo chiều sâu, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường, huyện xác định mũi nhọn trong phát triển công nghiệp là công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu cùng với phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. 

Kêu gọi và thu hút đầu tư, tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh đối với các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, chế biến sâu, tạo ra giá trị lớn. Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm vỏ quế, gỗ quế và hàng thủ công mỹ nghệ từ quế để nâng cao giá trị của cây quế. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát huy tiềm năng, thế mạnh về công nghiệp điện năng trên hệ thống Ngòi Thia, Ngòi Hút… 

Phát triển công nghiệp khai khoáng gắn với chế biến như đất hiếm, Graphit, quặng sắt, sản xuất vật liệu xây dựng; tiếp tục thực hiện chương trình khuyến công, xây dựng các làng nghề gắn với phát triển du lịch.

Thanh Phúc

Tags Văn Yên doanh nghiệp hợp tác xã gỗ bóc quế vỏ

Các tin khác
Công trình kè ngòi Thia được các nhà thầu tập trung thi công. (Ảnh minh họa)

Ngày 26/3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh đã ký Công văn số 754/UBND-NLN gửi các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2020.

Chiều 26/3, giá vàng SJC tăng 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào bán ra. (Ảnh minh họa)

Mở cửa phiên giao dịch sáng 27/3, giá bán vàng SJC tăng thêm 400.000 đồng/lượng lên mức 47,85 triệu đồng/lượng.

Anh Hoàng Kim Oánh chăm sóc cây lá khôi.

Năm 2019, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên đã vận động, hỗ trợ nhân dân trồng 10 ha cây dược liệu lá khôi, giúp các hộ dân có điều kiện trao đổi kiến thức khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, thu hoạch và tăng thu nhập.

Khẩu trang 3D được đăng bán với giá quá cao.

Qua rà soát đã có khoảng gần 14.000 gian hàng và gần 30.000 sản phẩm phòng dịch Covid-19 bán trên các Sàn thương mại điện tử bị xử lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục