Yên Bái: Phòng chống bệnh và dịch hại trên cây sắn

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/5/2020 | 8:12:08 AM

YênBái - Thời gian qua, huyện Văn Yên xuất hiện hiện tượng thối thân rễ trên cây sắn. Viện Bảo vệ thực vật đã có kết quả giám định mẫu bệnh gây hại trên cây sắn là bệnh thối thân rễ cây sắn do nấm Sclerotium Rolfsii gây ra.

Nông dân cần thường xuyên kiểm tra nương sắn để phát hiện kịp thời, áp dụng hiệu quả biện pháp phòng chống bệnh và các dịch hại khác trên cây sắn. (Ảnh minh họa)
Nông dân cần thường xuyên kiểm tra nương sắn để phát hiện kịp thời, áp dụng hiệu quả biện pháp phòng chống bệnh và các dịch hại khác trên cây sắn. (Ảnh minh họa)

Phòng chống bệnh thối thân rễ và các dịch hại khác trên cây sắn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo cán bộ chuyên môn thực hiện điều tra phát hiện bệnh thối thân rễ và các đối tượng dịch hại trên cây sắn đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống. 

Triệu chứng bệnh thối thân rễ là cây sắn bị bệnh hom và gốc chồi non bị thối, lớp vỏ chồi bị nhũn, phần cổ rễ bị héo tóp, bộ rễ tơ bị thối ủng, trên mặt vết bệnh và bộ rễ của cây bị bệnh có phủ lớp nấm màu trắng, lá của cây chuyển màu vàng và héo rũ làm cây chết. 

Để phòng chống, bà con nên luân canh với cây trồng cạn khác để hạn chế nguồn bệnh trong đất; bón phân hợp lý và cân đối; vùng đất bạc màu cần bón nhiều vôi, dùng phân chuồng hoai mục ủ cùng chế phẩm Trichodecma sp. với lượng 80 kg/ha để bón lót trước khi trồng. 

Bà con xử lý hom giống bằng một trong các loại thuốc như: Rovral 50WP (hoạt chất Iprodione), Trobin Top 325SC (hoạt chất Azoxystrobin 200g/l + Difenoconazole 125g/l) trước khi trồng. Dùng một trong những loại thuốc phun vào gốc cây để phòng chống bệnh do nấm như: Anvil 5SC (hoạt chất Hexaconazole), Mataxyl 500WP (hoạt chất Metalaxyl), Trobin Top 325SC (hoạt chất Azoxystrobin 200g/l + Difenoconazole 125g/l). 

Nhổ bỏ cây bệnh khi mới chớm phát sinh, rắc vôi bột vào gốc trên mặt luống hoặc tưới nước vôi loãng 4% vào gốc sẽ hạn chế các loại nấm gây bệnh. 

Đối với nhện đỏ hại sắn tập trung gây hại ở cả mặt trên và mặt dưới của lá, quá trình chích hút tạo thành các vết chấm trắng và về sau lá trở nên vàng xám hay màu đồng. Khi nhện đỏ rời đi thì lớp sáp, lớp mô thịt lá xẹp xuống và tạo thành các đốm màu nơi chích hút. 

Các đốm hoại tử xuất hiện khi lá bị nặng. Cây có thể rụng lá hoàn toàn, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết nếu không phòng trừ kịp thời. Bà con cần thường xuyên kiểm tra nương sắn, khi phát hiện thấy triệu chứng nhện đỏ gây hại thì nên ngắt bỏ và tiêu hủy lá bị hại; phát quang nương đồi, cỏ dại để hạn chế nơi cư trú của dịch hại. 

Khi mật độ nhện cao, bà con có thể sử dụng luân phiên nhau một trong các thuốc trừ nhện như: Ortus 5SC (Hoạt chất Fenpyroximate), Comite(R) 73EC, Daisy 57EC (hoạt chất Propargite), Reasgant 1.8EC, Bnongduyen 2.0 EC (hoạt chất Abamectin )... Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con phải theo nguyên tắc "4 đúng”. 

Ngoài ra, bà con cần chú ý đến các đối tượng dịch hại khác trên cây sắn như: bệnh khảm lá, bệnh thán thư, rệp sáp...
Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái phòng chống bệnh dịch hại cây sắn nấm Sclerotium Rolfsii

Các tin khác
Nhân dân vùng cao Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi gà.

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 đã lắng dịu, nhưng mỗi buổi sáng, ở các bản làng vùng cao vẫn vang tiếng loa phóng thanh thông tin về tình hình dịch bệnh và phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh rất kịp thời.

Giá vàng trong nước đang duy trì ở mức 49 triệu đồng/lượng.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 20/5, giá vàng SJC tăng 20.000 đồng/lượng, niêm yết ở mức 48,60 - 49,05 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Người dân đến giao dịch tại Agribank Chi nhánh Lục Yên Bắc Yên Bái.

Với các giải pháp đã đề ra, Agribank Chi nhánh Lục Yên Bắc Yên Bái là đơn vị luôn hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ảnh minh họa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chấn chỉnh công tác cập nhật, báo cáo diễn biến rừng đúng thời gian quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục