21 doanh nghiệp Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu nông sản sang Vân Nam – Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/5/2020 | 8:55:59 AM

Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn cho biết, Việt Nam đang vào mùa vụ thu hoạch nhiều loại trái cây, nông sản, thực phẩm... nên trong thời gian sắp tới, sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện xúc tiến thương mại lớn để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do nhu cầu tiêu dùng tại nước này đang cần số lượng rất lớn sau dịch bệnh.

Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam sang Trung Quốc là rất lớn. Trong ảnh, kho bãi tập kết xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn. Ảnh: Bộ NN-PTNT cung cấp
Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa, nông sản Việt Nam sang Trung Quốc là rất lớn. Trong ảnh, kho bãi tập kết xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn. Ảnh: Bộ NN-PTNT cung cấp

Chiều 24-5, Văn phòng Bộ Công thương thông tin, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc) phối hợp với Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc - Chi nhánh tỉnh Vân Nam (CCPIT Vân Nam) sẽ tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến về nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc, diễn ra vào ngày 26 và 27-5 tới đây.

Tại hội nghị này, 21 doanh nghiệp của Việt Nam đang kinh doanh trong lĩnh vực nông sản (rau, củ, quả tươi, sấy khô, các loại hạt, gia vị...); thủy sản (khô, đông lạnh và đóng hộp); thực phẩm chế biến; đồ uống (cà phê, sữa, nước ép trái cây...)… sẽ giới thiệu, chào bán các sản phẩm cho các nhà nhập khẩu của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Theo ông Đỗ Quốc Hương, Phụ trách Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh (Vân Nam – Trung Quốc), trên địa bàn tỉnh Vân Nam, hiện mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã cơ bản được khôi phục nhưng sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn. Dự báo của Sở Thương mại Vân Nam, thời gian từ nay đến hết tháng 6-2020, tỉnh này cần số lượng lớn (khoảng 25- 35%) các loại hàng hóa nông sản thiết yếu (rau quả, lương thực, thực phẩm...). 

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh dự báo, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tại TP Côn Minh nói riêng và tỉnh Vân Nam nói chung trong thời gian tới sẽ ngày càng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần thúc đẩy giao thương để nắm bắt cơ hội kinh doanh các sản phẩm với tỉnh này.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) cho biết, đối với thị trường Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại đã có kế hoạch thực hiện khoảng 8 đến 10 sự kiện kết nối giao thương, sử dụng phương thức "triển lãm đám mây” và "không tiếp xúc trực tiếp” trong năm 2020.

Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) 2020 là sự kiện giao thương trực tuyến thứ 3 với thị trường Trung Quốc do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện trong 2 tháng qua.

Ngay sau sự kiện với Vân Nam, sẽ tiếp tục tổ chức hàng loạt sự kiện giao thương trực tuyến khác với Quảng Tây, Sơn Đông, Thanh Hải, Trùng Khánh, Chiết Giang… của Trung Quốc.

Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT cũng vừa thông tin, vào ngày 6-6 tới, sẽ diễn ra hội nghị quốc tế quy mô lớn về xúc tiến tiêu thụ đặc sản vải thiều giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua hình thức trực tuyến.

Tại Việt Nam có hàng chục điểm cầu đặt ở Bắc Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, TP Đà Nẵng, TPHCM. Còn tại Trung Quốc, các điểm cầu đặt ở tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Công nhân Nhà máy Sắn Văn Yên trong giờ sản xuất.

Tính đến ngày 31/3/2020, huyện Văn Yên quản lý 3 cụm công nghiệp (CCN) có diện tích nhỏ hơn 75 ha là: CCN phía Tây cầu Mậu A (địa điểm tại xã Yên Hợp), CCN Đông An (địa điểm tại xã Đông An), CCN Bắc Văn Yên (địa điểm tại xã Đông Cuông).

Vốn tín dụng chính sách đã giúp gia đình chị Triệu Thị Tuyết ở phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ thoát nghèo.

Những tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh giảm so với đầu năm. Dù vậy, tín dụng chính sách (TDCS) của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Yên Bái (NHCSXH tỉnh) vẫn tăng, góp phần "sưởi ấm” thị trường tín dụng trên địa bàn.

Điều gia đình Việt nên cảnh giác trước khi xuống tiền mua

Đối mặt với nắng nóng gay gắt gần 40 độ, nhiều gia đình đã không ngại chi tiền mua những chiếc quạt điều hòa về nhà làm mát không gian sống. Nhưng thực tế, công dụng sử dụng của loại quạt này có được như quảng cáo?

Phát triển điện mặt trời trên mái nhà ở Quảng Bình.

Từ ngày 23/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể ký hợp đồng và thanh toán tiền điện cho khách hàng, sau khi có hướng dẫn mới, EVN sẽ ký hợp đồng mới theo quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục