Từ ngày 1/6, 3 nhà cung cấp dịch vụ di động có thị phần lớn nhất Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone sẽ dừng phát hành sim điện thoại mới trên hệ thống kênh phân phối ủy quyền là các đại lý, các điểm bán sim.
|
Ảnh minh họa
|
Trước đó, đại diện Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 tháng 10 và 11/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức thanh tra diện rộng trên cả nước đối với việc đăng ký, quản lý thông tin sim thuê bao.
Tháng 2/2020, theo kết quả thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông, vẫn tồn tại tình trạng sim rác đã được nhập sẵn thông tin chủ thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước và người sử dụng có thể mua được sim kích hoạt sẵn mà không cần đăng ký, khai báo thông tin thuê bao. Tình trạng này diễn ra tại các điểm ủy quyền là các đại lý, các điểm bán sim trả trước.
Nhằm chấm dứt tình trạng sim kích hoạt sẵn vẫn được cung cấp ngoài thị trường, cả 3 mạng viễn thông Viettel, VinaPhone và MobiFone đã thỏa thuận, thống nhất một số biện pháp xử lý thực trạng trên.
Theo đó, từ 0 giờ ngày 1/6, 3 mạng viễn thông dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền, dừng quyền đấu nối số thuê bao của các đại lý ủy quyền. Các nhà mạng chỉ tập trung việc bán sim, đăng ký thông tin thuê bao tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của chính nhà mạng. Đây được coi là biện pháp mạnh mà 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động lớn đồng loạt triển khai và cũng là giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn, xử lý triệt để sim rác.
Hiện nay, Việt Nam có 125 triệu thuê bao di động trên tổng số 96 triệu dân. Như vậy, trung bình mỗi người dân sở hữu 1,3 số thuê bao di động. Số liệu này cho thấy việc phát triển thuê bao di động hầu như đã bão hòa và có xu hướng tiệm cận với nhu cầu thực tế của thị trường và dân số Việt Nam. Theo đại diện Cục Viễn thông, đây là thời điểm các nhà mạng cần tập trung nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ cho người dùng và triển khai các dịch vụ mới, không gian mới trên nền tảng di động chứ không phát triển thêm thuê bao mới.
(Theo chinhphu.vn)
Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ cũng như các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ giúp các doanh nghiệp sớm vượt qua cơn bão dịch COVID-19 và phục hồi phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Vụ đông xuân 2019 - 2020, huyện Trấn Yên gieo cấy 2.318 ha lúa nước.
Năm 2019, từ việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, toàn huyện gieo trồng trên 6.900 ha cây lương thực có hạt, tăng 68 ha so với năm trước, với cơ cấu chủ yếu là các giống lai như: Nhị ưu 838, ĐS1, Việt lai 20 đối với lúa và Bioseed 9698, AG59, LVN885 với cây ngô.
Ngày 1/6, đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc lấy ý kiến tham gia vào ý tưởng đồ án quy hoạch các dự án phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Yên Bái.