Hướng tới đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên nhiệm kỳ 2020 - 2025

Văn Yên tái cơ cấu nông nghiệp gắn với lợi thế từng vùng

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/6/2020 | 8:11:20 AM

YênBái - Thời gian qua, huyện Văn Yên tập trung đẩy mạnh chú trọng vào tái cơ cấu và phát triển giữa trồng trọt và chăn nuôi gắn với phát huy lợi thế của từng địa phương.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra mô hình ngô đông trên đất 2 vụ lúa tại xã Đại Phác.
Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra mô hình ngô đông trên đất 2 vụ lúa tại xã Đại Phác.

Đây là hướng đi nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết chuyên đề số 06-NQ/HU, ngày 20/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 


Xác định lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của địa phương là sản xuất lúa, ngô hàng hóa, xã Yên Phú duy trì 145 ha ruộng nước với phương thức luân canh 3 vụ; trong đó, có 2 vụ lúa, 1 vụ ngô. Trong sản xuất, xã đưa giống lúa thuần chất lượng cao Chiêm hương và giống ngô lai năng suất cao vào gieo trồng; đồng thời, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. 

Đến nay, xã hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp sản xuất lúa Chiêm hương và ngô đông trên đất ruộng 2 vụ lúa. Đặc biệt, xã tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; kết hợp chỉ đạo thực hiện quy hoạch cánh đồng sản xuất lúa Chiêm hương chất lượng cao, gắn với hợp tác sản xuất. 

Bên cạnh đó, xã cũng tập trung phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm, khuyến khích đầu tư để tạo bước đột phá trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, xã có gần 14 ha dâu, 4 mô hình chăn nuôi tập trung, trên 10 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. 

Với phương châm sản xuất tập trung, khai thác lợi thế từng vùng, nhất là có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong sản xuất, mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩm gắn với việc thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay, huyện hình thành vùng chuyên canh lúa 1.000 ha thâm canh cho giá trị sản xuất đạt trên 120 triệu đồng/ha, vùng chuyên canh ngô với tổng diện tích gần 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất hai vụ lúa; vùng chuyên canh sắn công nghiệp với diện tích gần 7.000 ha, vùng quế trên 40.000 ha, vùng cây nguyên liệu giấy 12.500 ha. 

Hết năm 2019, Đề án trồng tre măng Bát độ đã trồng mới trên 360 ha; với Đề án phát triển chăn nuôi, huyện đã thực hiện giải ngân hỗ trợ 160 cơ sở chăn nuôi tập trung theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, của huyện. 

Cùng với đó, huyện cũng tiến hành đánh giá các điều kiện về hiện trạng diện tích đất lúa kém hiệu quả chuyển thành ao nuôi cá cho các hộ; đồng thời, hỗ trợ kinh phí cho 8 hộ dân với tổng kinh phí 55 triệu đồng. Thực hiện Đề án phát triển diện tích cây ăn quả có múi, chỉ đạo trồng và giải ngân 50/5 ha bưởi da xanh; thực hiện trồng mới 130 ha dâu tằm. 

Đặc biệt, 4 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí trên 29,6 tỷ đồng, trong đó: dự án chuỗi bưởi da xanh trên 9,7 tỷ đồng; dự án chuỗi rau, củ, quả an toàn trên 3,4 tỷ đồng; dự án chuỗi sắn gắn với canh tác bền vững gần 10 tỷ đồng; dự án chuỗi măng tre Bát độ trên 6,5 tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, huyện đang đẩy mạnh xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP giai đoạn 2019 - 2020 và định hướng đến năm 2030. 

Ông Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "Huyện đã có nhiều giải pháp tạo đột phá mới trong theo hướng phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ, giống phù hợp, gắn với những giải pháp phát triển sản xuất để cải thiện sinh kế cho nhân dân. Bên cạnh đó, huyện cũng khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp”. 

Cùng với đó, huyện tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; huy động các nguồn lực đầu tư xã hội, phát huy nội lực từ người nông dân và sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ. 

Sử dụng hợp lý vốn đầu tư của ngân sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó chú trọng hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất; nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước và các nguồn hợp tác phát triển khác. 

Đồng thời, địa phương cũng ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông lâm nghiệp.

Thanh Tân

Tags Văn Yên Yên Phú tái cơ cấu sản xuất lúa chuyên canh vùng quế nguyên liệu giấy

Các tin khác
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lục Yên phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh tổ chức dạy nghề may, tạo công ăn việc làm cho hội viên.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lục Yên đã tổ chức các phong trào thi đua vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống; các mô hình "Giúp phụ nữ thoát nghèo”, hoạt động "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”…

Đường nông thôn mới ở thôn Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), giai đoạn 2016 - 2020, tổng số vốn huy động thực hiện trên địa bàn tỉnh dự kiến là 18.055,98 tỷ đồng. Nguồn lực huy động chủ yếu là nguồn vốn tín dụng và lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa

Từ ngày 1/6, 3 nhà cung cấp dịch vụ di động có thị phần lớn nhất Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone sẽ dừng phát hành sim điện thoại mới trên hệ thống kênh phân phối ủy quyền là các đại lý, các điểm bán sim.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ cũng như các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ giúp các doanh nghiệp sớm vượt qua cơn bão dịch COVID-19 và phục hồi phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục