Chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Cho hương quế “bay xa”

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/6/2020 | 11:00:21 AM

YênBái - Văn Yên hiện có khoảng 40.000 ha quế, tập trung chủ yếu ở 8 xã hữu ngạn sông Hồng với trên 25.000 ha đã được xác lập chỉ dẫn địa lý từ năm 2010. Nhân dân trên địa bàn huyện mỗi năm trồng mới, trồng vào diện tích đã khai thác từ 1.800 - 2.000 ha.

Viên chức Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên hướng dẫn người dân xã Xuân Tầm chăm sóc quế.
Viên chức Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên hướng dẫn người dân xã Xuân Tầm chăm sóc quế.


Huyện đã xây dựng Đề án bảo tồn cây quế giống, diện tích quế tập trung phục vụ du lịch sinh thái với 90 cây quế trội làm giống và 14,5 ha quế tập trung phục vụ du lịch sinh thái. Hàng năm, hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ sản lượng vỏ quế đạt 6.000 tấn, sản xuất lá quế 63.500 tấn, gỗ quế đạt 50.800 m3. Toàn huyện có 11 cơ sở sản xuất chưng cất tinh dầu quế, sản lượng dầu đạt 300 tấn/năm.

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ gỗ quế trên thị trường khá cao, cả huyện có 9 hợp tác xã và trên 100 cơ sở chế biến gỗ. Các sản phẩm quế vỏ và tinh dầu được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách hàng. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, sản phẩm quế Văn Yên đã xuất khẩu tới Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ai Cập, Mỹ, Anh, Hà Lan, Nga... 

Cùng với hoạt động xúc tiến liên kết sản xuất, kinh doanh, huyện đã tổ chức Lễ hội Quế gắn với quảng bá sản phẩm quế đến khách hàng, du khách trong và ngoài huyện, đối tác quốc tế. UBND huyện phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan thực hiện Dự án "Gia vị cuộc sống” thúc đẩy liên kết thị trường trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quế và đã thành lập 24 nhóm hộ ở 12 xã với 1.152 hộ tham gia. 

Đặc biệt, nắm bắt xu thế sản xuất nông nghiệp xanh, trên địa bàn huyện đã có một số cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm quế liên kết với hộ sản xuất để thực hiện sản xuất quế hữu cơ. Diện tích quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu là 2.771 ha, trong đó: Công ty Hương gia vị Sơn Hà 1.200 ha, Công ty Olam Việt Nam 1.071 ha, Công ty TNHH Tiến Hồng 50 ha… 

Năm 2019, có 2 sản phẩm là tinh dầu quế và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ quế của Văn Yên đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Văn Yên đề ra mục tiêu phát triển ổn định diện tích quế 60.000 ha gắn với nâng cao chất lượng nguyên liệu quế, phấn đấu đến năm 2025 có từ 35.000 ha quế trở lên được sản xuất theo quy trình hữu cơ, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Huyện cũng tiếp tục ưu tiên phát triển 11 sản phẩm chủ lực của địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó có sản phẩm quế. 

Thực hiện hiệu quả mục tiêu đó, huyện sẽ tăng cường liên kết giữa người dân với các doanh nghiệp trong việc trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm quế; bảo tồn và giữ gìn giống quế bản địa, xây dựng thành trung tâm sản xuất và cung ứng giống quế chất lượng cao cho các địa phương trong và ngoài tỉnh. 

Theo xu thế chung, ngành chế biến tinh dầu quế gắn với vùng nguyên liệu sẵn có của địa phương và mục tiêu là chế biến sâu, chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn, đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn của người tiêu dùng trong và ngoài nước; chế biến tinh dầu quế phải đạt tới chất lượng cao để có thể chiếm lĩnh thị trường cao cấp. 

Giúp chuỗi sản xuất các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ quế phát triển mạnh mẽ hơn thì phải tiếp tục đầu tư đào tạo nguồn lao động; thực hiện hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm quế sẽ tạo cơ hội tìm hiểu, kết nối giữa người sản xuất với các đối tác đầu tư để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu đồng thời phải tập trung vào các thị trường trọng tâm, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm… 

Các doanh nghiệp cùng ngành hàng cũng cần phải có sự hợp tác, liên kết để có nguồn lực tài chính đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. 

  Nguyễn Thơm

Tags Văn Yên đất quế đại hội điểm

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi bò sinh sản của ông Nguyễn Văn Quyết ở thôn Yên Thịnh, xã An Thịnh cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.

Về An Thịnh những ngày này, đi trên những con đường bê tông sạch đẹp rợp bóng cờ, hoa; không khí thi đua lao động sản xuất chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lan tỏa khắp các xóm thôn. Nhân dân trong xã, ai ai cũng hồ hởi khi nói về cuộc sống đang đổi thay từng ngày ở nơi đây.

Công nhân Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Bính Hằng đóng gói sản phẩm.

Giai đoạn 2015 -2020, công nghiệp của huyện Văn Yên có bước phát triển khá. Giá trị sản lượng CN - TTCN trên địa bàn năm 2020 ước đạt 1.030 tỷ đồng, tăng 35,9% so với năm 2015, vượt 14,4% mục tiêu Nghị quyết; tốc độ tăng trưởng đạt 6,3%.

Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải thực hiện phương pháp phòng chống bão làm tốc mái nhà cho các gia đình hội viên.

Thực hiện Kế hoạch hành động số 193 về thực hiện Chỉ thị số 42 ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã kịp thời xây dựng phương án “4 tại chỗ”, thiết kế bản vẽ phương pháp phòng chống bão làm tốc mái nhà.

Lãnh đạo xã Đông Cuông cùng người dân trao đổi kỹ thuật về khai thác xả để xuất khẩu. (Ảnh: Hoài Văn)

5 năm qua, kinh tế huyện Văn Yên phát triển một cách toàn diện; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục