Yên Bái: Người trẻ và kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/6/2020 | 8:05:14 AM

YênBái - Những năm gần đây, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu, tức là cho phép sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định đã trở nên phổ biến ở Yên Bái và được nhiều bạn trẻ lựa chọn là con đường khởi nghiệp của mình.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là một cách làm mới để người trẻ khởi nghiệp.
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là một cách làm mới để người trẻ khởi nghiệp.

Hơn 1 năm trước, cơn sốt trà chanh ở thành phố Yên Bái bùng nổ. Hàng loạt các quán trà chanh được mở ra theo hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu như: Tmore, Happy Tea, Bụi phố, Chill… với gần 20 chi nhánh trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 

Dẫn đầu trong xu hướng này là Tiệm trà chanh Tmore của cô chủ Đặng Hương Giang, 25 tuổi góp vốn cùng 1 người bạn kinh doanh với chi phí nhượng quyền là 80 triệu đồng và tổng chi phí đầu tư ban đầu hơn 600 triệu đồng. 

Đây là một số tiền không hề nhỏ, sản phẩm/dịch vụ mới trên địa bàn, song những bạn trẻ này vẫn mạnh dạn, dám đầu tư. Cửa hàng mở ra nhận được sự phản hồi rất tốt từ phía khách hàng, lượng khách đổ về đây hàng ngày lên đến hàng trăm lượt, doanh thu những ngày đầu tiên đạt trên 10 triệu đồng. Cửa hàng thành công cũng là lúc vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ việc bùng nổ các thương hiệu trà chanh. 

Trên tuyến phố Nguyễn Thái Học, lần lượt 3 tiệm trà chanh từ các thương hiệu khác liên tục mở ra, chỉ cách nhau có vài trăm mét. 

Giang chia sẻ: "Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu rất cao. Điều chúng tôi đang làm để thu hút khách hàng là linh hoạt với thị trường bằng cách thường xuyên cập nhật, làm mới thực đơn, các chiến dịch giảm giá thu hút khách và xây dựng không gian quán đúng với thị hiếu các khách hàng mà chúng tôi nhắm tới. Vì thế, dù các thương hiệu mới liên tục mở ra, song chúng tôi vẫn giữ được lượng khách ổn định cho mình”.

Là bà chủ của 2 cửa hàng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là Tiệm trà chanh Tmore tại thị xã Nghĩa Lộ và Bánh mỳ dân tổ (phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái), bạn Trần Diệu Thu, 27 tuổi, ở thành phố Yên Bái đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm và bài học về kinh doanh nhượng quyền. 

Đó là thị trường mới, rủi ro chuỗi khi các chi nhánh khác có vấn đề, đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm do tuyển dụng từ lao động địa phương, vấn đề quản lý nhân lực cũng là những khó khăn với cô gái trẻ. 

Với sản phẩm kinh doanh mang thương hiệu Bánh mỳ dân tổ mới ra mắt tại thị trường Yên Bái cách đây vài ngày, Thu cùng người bạn của mình đã phải chi trả gần 100 triệu tiền nhượng quyền và 300 triệu đồng để đầu tư, tu sửa mặt bằng và máy móc - số tiền không nhỏ khi kinh doanh một sản phẩm phổ thông như bánh mỳ. 

Thu tâm sự: "Bánh mỳ là thực phẩm mà từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể sử dụng hàng ngày; trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chưa có một cửa hàng phục vụ chuyên nghiệp sản phẩm này. Vì vậy, tôi đầu tư sản phẩm này về đây với mong muốn người dân được sử dụng sản phẩm giá bình dân nhưng chất lượng và cách phục vụ như ở nhà hàng với nhiều hương vị mới lạ chứ không chỉ đơn thuần là pate, trứng, chả, xúc xích. Tất cả các thực phẩm đều đầy đủ các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những ngày đầu ra mắt, cửa hàng đã bán được trên 600 cái bánh mỗi ngày, doanh thu đạt 12 - 15 triệu đồng”.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đang dần trở nên phổ biến từ các quán trà sữa, trà chanh cho các quán ăn, lẩu nướng đều kinh doanh hình thức này, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các các bạn trẻ dám thử sức. Tuy nhiên, kinh doanh theo hình thức này không phải là điều dễ dàng. Dù là các thương hiệu có tiếng trên thị trường, song về lâu dài sẽ khó trụ vững ở một thị trường mới như Yên Bái. 

Để tiếp cận, thu hút khách hàng, người kinh doanh phải đầu tư thêm cho các hoạt động quảng bá hình ảnh, thương hiệu, hoạch định kế hoạch có chiến lược lâu dài hay bù lỗ khi vận hành thương hiệu... Với các bạn trẻ ở Yên Bái, bằng nhiệt huyết, tri thức, sức trẻ đang kinh doanh khá thành công hình thức này ở thời điểm hiện tại.         
 Hoài Anh

Tags Yên Bái người trẻ kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Các tin khác
Một công đoạn trong quy trình sản xuất quế điếu thuốc tại Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam.

Xác định xây dựng sản phẩm OCOP là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại địa phương, năm 2019 vừa qua, huyện Trấn Yên dự thi và có 2 sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn là: trà Bát Tiên của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng, xã Bảo Hưng; quế điếu thuốc của HTX Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh.

Nhân dân Lục Yên thu hoạch lạc xuân. (Ảnh: Khắc Điệp)

Vụ lạc xuân năm nay, huyện Lục Yên gieo trồng hơn 720 ha lạc, với cơ cấu chủ yếu là giống lạc đỏ địa phương, tập trung ở những xã như: Minh Xuân, Vĩnh Lạc, Minh Tiến.

EVFTA và EVIPA mang lại những lợi ích to lớn, cụ thể và thiết thực cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân của cả Việt Nam và EU.

Đây là những chia sẻ của Cao ủy Thương mại EU Phil Hogan trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh vào chiều 8/6.

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi các gia đình bị ảnh hưởng dông lốc, mưa đá ở thành phố Yên Bái đầu năm 2020.

Nhiều năm qua, Yên Bái thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão gây nên lũ quét, lũ ống... Xác định rõ tác hại của thiên tai, tỉnh luôn đặt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) trở thành nhiệm vụ hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục