Truyền thông châu Âu hoan nghênh Việt Nam phê chuẩn EVFTA

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/6/2020 | 8:37:17 AM

Nhiều tờ báo châu Âu ra ngày 9/6 đưa tin đậm nét về việc Việt Nam đã phê chuẩn 2 Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Bảo vệ đầu tư (EVIPA) với Liên minh châu Âu.

Cờ của Việt Nam và EU.
Cờ của Việt Nam và EU.

Hàng loạt tờ báo của châu Âu nhận định đây là cơ hội lớn cho hàng hóa và doanh nghiệp của cả hai bên khi hiệp định có hiệu lực.

Tờ Malta độc lập có bài dài nhấn mạnh: "Việt Nam phê chuẩn hiệp định thương mại lịch sử với Liên minh châu Âu nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, trong lúc vẫn phải đối phó với tác động của đại dịch Corona".

Bài báo viết: "Các biện pháp nghiêm ngặt đã hạn chế đại dịch tại Việt Nam ở mức chỉ có hơn 300 ca lây nhiễm và không có ai tử vong. Tuy nhiên, nền kinh tế đã bị tác động do việc đóng cửa với bên ngoài đã hạn chế lưu thông hàng hóa". Theo bài báo, Hiệp định với châu Âu được cho là sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam, tăng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư đang muốn chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc.

Tờ Deutsche Welle của Đức nhấn mạnh yếu tố ngẫu nhiên, thỏa thuận có hiệu lực khi sản xuất và thương mại của cả thế giới đang biến chuyển mạnh mẽ sau đại dịch.

Tờ báo Đức viết: "Các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này đến đúng thời điểm, sau khi đại dịch virus Corona bộc lộ những vấn đề trong sản xuất hàng hóa". Thực thi hiệp định sẽ là điều kiện thuận lợi để chỉnh sửa những vấn đề nảy sinh và tận dụng những cơ hội mới sau đại dịch.

Tờ báo không quên nhắc lại: "Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Liên minh châu Âu tại Đông Nam Á".

Tờ Mặt trời 24h của Italy khi viết về sự kiện Việt Nam phê chuẩn hiệp định đã nhấn mạnh con số 23 tỷ Euro sẽ tăng thêm trong kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều vào năm 2035.

Tờ báo Italy lưu ý độc giả rằng theo hiệp định, Việt Nam đồng ý công nhận bảo vệ 169 chỉ dẫn địa lý hàng hóa châu Âu, trong đó có 38 sản phẩm của Italy, cũng như các thỏa thuận thế hệ mới được ký với Liên minh châu Âu. Hiệp định này cũng có một chương dành riêng cho bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, những chi tiết mà người châu Âu ngày càng quan tâm nhiều hơn.

(Theo VTV)

Các tin khác
Máy gặt đập liên hoàn trên đồng ruộng Lục Yên.

Với giá 600 triệu đồng 1 máy gặt đập liên hoàn, 1 sào ruộng máy gặt xong trong vòng 6 - 10 phút tùy chân ruộng khô hay ruộng chằm thì 1 ngày máy gặt của ông Thắng gặt được hơn 3ha, thu về khoảng từ 10 - 13 triệu đồng.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là một cách làm mới để người trẻ khởi nghiệp.

Những năm gần đây, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu, tức là cho phép sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định đã trở nên phổ biến ở Yên Bái và được nhiều bạn trẻ lựa chọn là con đường khởi nghiệp của mình.

Một công đoạn trong quy trình sản xuất quế điếu thuốc tại Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam.

Xác định xây dựng sản phẩm OCOP là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại địa phương, năm 2019 vừa qua, huyện Trấn Yên dự thi và có 2 sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn là: trà Bát Tiên của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng, xã Bảo Hưng; quế điếu thuốc của HTX Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh.

Nhân dân Lục Yên thu hoạch lạc xuân. (Ảnh: Khắc Điệp)

Vụ lạc xuân năm nay, huyện Lục Yên gieo trồng hơn 720 ha lạc, với cơ cấu chủ yếu là giống lạc đỏ địa phương, tập trung ở những xã như: Minh Xuân, Vĩnh Lạc, Minh Tiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục