Văn Chấn: Đòn bẩy chuyển dịch cơ cấu lao động

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/7/2020 | 11:12:47 AM

YênBái - Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trước đây chiếm 80% là dạy nghề nông nghiệp và 20% nghề phi nông nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, tỉ lệ này 60% - 40%.

Công nhân Nhà máy Thủy điện Văn Chấn trong giờ làm việc.
Công nhân Nhà máy Thủy điện Văn Chấn trong giờ làm việc.

Những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp và dịch vụ được Đảng bộ, chính quyền huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm chú trọng. Đây là đòn bẩy nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trên 70.000 người trong độ tuổi lao động là lợi thế của huyện Văn Chấn trong việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Để nâng cao nguồn lực lao động, hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, huyện đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) theo hướng bám sát vào nhu cầu và thị trường lao động, liên kết giữa đào tạo với đơn vị sử dụng lao động. Từ năm 2015 đến nay, huyện đã mở trên 700 lớp ĐTN cho trên 22.800 lao động, trong đó 71 lớp theo Đề án 1956 với 2.109 LĐNT thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. 

Ông Đỗ Văn Bách – Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện cho biết: "Việc ĐTN cho LĐNT trước đây chiếm 80% là dạy nghề nông nghiệp và 20% nghề phi nông nghiệp. Từ năm 2015 đến nay, ĐTN nông nghiệp giảm xuống còn 60% và nghề phi nông nghiệp nâng lên đạt 40%. 

Công tác ĐTN được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện triển khai khá tích cực từ khâu khảo sát, tuyển sinh, mở lớp, công tác quản lý đến hành chính phục vụ đều được tiến hành đồng bộ đảm bảo đúng đối tượng, quy định, chế độ. 

Học viên học nghề phi nông nghiệp, chúng tôi còn phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh giới thiệu việc làm sau khi học nghề như: Công ty TNHH May Chiến Thắng, Công ty TNHH may KNF, Công ty UNICO, cơ sở sản xuất mây tre đan Hoa Thương… 100% học viên đều được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Do làm tốt công tác ĐTN nên nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 32,5% năm 2015 lên 54,3% năm 2020, tỷ lệ lao động có việc làm sau ĐTN đạt 80,7%”.

Thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, hàng năm, huyện đã giải quyết việc làm mới cho gần 4.000 lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, mỗi năm có 1.500 lao động nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập và cơ cấu lại lao động, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho LĐNT. 

Đóng vai trò tích cực trong tạo điều kiện giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách… tạo việc làm, cải thiện đời sống nâng cao thu nhập đó là sự vào cuộc tích cực của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Từ năm 2015 đến nay, Phòng Giao dịch đã tạo điều kiện cho trên 20.000 lượt khách hàng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế chuyển đổi ngành nghề, cây trồng, vật nuôi… tổng số tiền dư nợ đến nay đạt gần 500 tỷ đồng.

Để đa dạng hóa môi trường đầu tư, phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các mô hình doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, huyện đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động. 

Nhiệm kỳ qua, huyện đã thu hút 5 dự án lớn với tổng mức đầu tư trên 3.900 tỷ đồng như: Tập đoàn Nippon Zoki Nhật Bản, Thủy điện Thác Cá 1, Thủy điện Sài Lương, Thủy điện Chấn Thịnh, Nhà máy sản xuất y học cổ truyền và đông dược Thế Gia… thành lập mới 61 doanh nghiệp, 28 hợp tác xã và 432 tổ hợp tác đi vào hoạt động ổn định. 

Các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước mà còn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập ổn đình cho gần 1.000 lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 39,5% năm 2015 xuống còn 10,7% năm 2020, trung bình mỗi năm giảm 5,76% hộ nghèo, cao hơn 1,76%/năm so mới mục tiêu Đại hội đề ra.

Hiện nay, lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn chủ yếu từ 40 tuổi trở lên, đội ngũ người lao động trẻ ít tham gia lao động ở địa phương mà chủ yếu là đi lao động và làm việc ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh với thu nhập cao hơn. 

Do vậy, việc nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT gắn với việc làm và sử dụng lao động yêu cầu các cấp, các ngành chức năng thời gian tới phải tăng cường khảo sát đánh giá chi tiết nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo; chú trọng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động thông qua Quỹ quốc gia về việc làm; tăng cường dự báo về thị trường lao động, việc làm; người lao động phải có trình độ, kỹ thuật tay nghề cao, trang bị kiến thức, hành lang cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc mới; thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, bền vững… góp phần để giai đoạn 2020 - 2025 mỗi năm huyện giảm 5% hộ nghèo.    
                          
Thái Hưng

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục