EU công bố hạn ngạch nhập khẩu nông sản và gạo Việt Nam theo EVFTA

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/7/2020 | 8:35:41 AM

Riêng với gạo, Ủy ban châu Âu đưa ra một quy định riêng và với hạn mức hằng năm là 80.000 tấn, trong đó có 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn.
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn.

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 15-7 đã công bố và nêu rõ phương thức quản lý về hạn ngạch nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông nghiệp và gạo của Việt Nam, theo thỏa thuận của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8 và theo thỏa thuận này, nông sản, đặc biệt là gạo Việt Nam, sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, các mặt hàng này có hạn ngạch nhập khẩu hằng năm.

Thông báo của EC cho biết, hạn ngạch nhập khẩu vào EU đối với một số nông sản Việt Nam được áp dụng bắt đầu từ ngày 1-8 như sau: Trứng gia cầm có hạn ngạch từ ngày 1-8 đến 31-12 là 208,334 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 500 tấn; tỏi 167,668 tấn và 400 tấn; ngô 2.083,334 tấn và 5.000 tấn; bột sắn 12.500 tấn và 30.000 tấn; cá ngừ 4.791,668 tấn và 11.500 tấn; surimi 208,334 tấn và 500 tấn; đường 8.333,334 tấn và 20.000 tấn; đường đặc biệt 166,668 tấn và 400 tấn; nấm 145,834 tấn và 350 tấn…

Riêng với gạo, EC đưa ra một quy định riêng và với hạn mức hằng năm là 80.000 tấn, trong đó có 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.

Để đảm bảo việc tiêu thụ và tránh bị dồn ứ mặt hàng gạo trên thị trường, EC đã đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cụ thể cho từng loại gạo đối với từng giai đoạn trong năm như sau:

Gạo chưa xay xát từ ngày 1-1 tới 31-3 là 10.000 tấn; từ ngày 1-4 tới 30-6 là 5.000 tấn; từ ngày 1-7 tới 30-9 là 5.000 tấn.

Gạo xay xát từ ngày 1-1 tới 31-3 là 15.000 tấn; từ ngày 1-4 tới 30-6 là 7.500 tấn; từ ngày 1-7 tới 30-9 là 7.500 tấn.

Gạo thơm từ ngày 1-1 tới 31-3 là 15.000 tấn; từ ngày 1-4 tới 30-6 là 7.500 tấn; từ ngày 1-7 tới 30-9 là 7.500 tấn.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các chuyên gia Chương trình FFF phổ biến kỹ thuật trồng cây lá khôi cho hội viên nông dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Trên cơ sở kết quả của Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn I, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) tiếp tục tài trợ Chương trình FFF giai đoạn II (2019-2022) tại Việt Nam, trong đó có tỉnh Yên Bái.

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai các gói hỗ trợ khách hàng.

Tính đến hết ngày 30/4/2020, các chi nhánh ngân hàng đã tháo gỡ khó khăn cho 8.349 khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn do đại dịch Covid - 19.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái (áo hồng, hàng đầu) và các đồng chí là lãnh đạo Đảng, các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương... dự trực tiếp tại Hội nghị. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 15/7, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng CSXH.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Văn bản số 6793/GTVT-VT báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc mở lại đường bay quốc tế. Bộ GTVT đề xuất mở các đường bay cụ thể, gồm: Quảng Châu - Đà Nẵng, Tokyo - Hà Nội, Seoul - Hà Nội, Đài Bắc - TP.HCM, Viêng Chăn - Quảng Ninh, Phnompenh - Cần Thơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục