Yên Bình nâng cao giá trị nông sản qua chuỗi liên kết

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/7/2020 | 3:09:39 PM

YênBái - Đó là các Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi Đại Minh, cá nuôi ở hồ Thác Bà, cây dược liệu (cây khôi nhung); gỗ keo và Dự án phát triển sản xuất gỗ ván dán và viên nén liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ gỗ keo.

Xác định xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản là nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giúp ngành nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nên thời gian qua, huyện Yên Bình đã thẩm định và lựa chọn triển khai thực hiện các dự án trên cơ sở những sản phẩm chủ lực, có tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Đó là các Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi Đại Minh; cá nuôi ở hồ Thác Bà; cây dược liệu (cây khôi nhung); gỗ keo và Dự án phát triển sản xuất gỗ ván dán và viên nén liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ gỗ keo. Tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 5 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2019 - 2020 là 19 tỷ đồng. 



Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm Bưởi Đại Minh được nhà nước hỗ trợ trên 1 tỷ 730 triệu đồng, trong đó, năm 2020 là 834 triệu đồng.

Việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm không chỉ giúp bổ sung kiến thức cho các hộ dân tham gia các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn giúp người tiêu dùng được tiếp cận những sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng, tiến tới thay đổi nhận thức, cùng chung tay xây dựng nền nông nghiệp sạch và bền vững. 

Thanh Chi - Hoài Văn

Các tin khác
Thành phố Yên Bái hôm nay. (Ảnh: Thanh Miền)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã liên kết thành nhóm hộ, tổ hợp tác tạo chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.

Quy Mông không có quá nhiều tiềm năng và lợi thế, toàn xã có 1.700 ha đất nông nghiệp, trong đó có 1.000 ha đất rừng, 260 ha lúa, còn lại là đất soi bãi và đất trồng cây lâu năm khác.

Sau 1 năm sử dụng, số điện dư thừa mà điện mặt trời mái nhà mang lại cho gia đình anh Nguyễn Quốc Hùng, huyện Trấn Yên khoảng 2.000 KWh, tương đương gần 4 triệu đồng.

Giảm chi phí sử dụng điện hàng tháng cho các hộ, doanh nghiệp; tạo nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và có thể bán điện dư cho ngành điện là các lợi ích nhìn thấy rõ mà hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) mang lại cho người dân, doanh nghiệp.

Cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Yên Bái thường xuyên duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.

6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên mức độ tăng trưởng các thành phần phụ tải đều suy giảm mạnh; mức tăng trưởng sản xuất, kinh doanh điện thương phẩm chỉ đạt 5,26% so cùng kỳ 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục