Các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp sức cho giảm nghèo bền vững:

Bài 2: Yên Bái - Kỳ tích giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2020 | 8:06:32 AM

YênBái - Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Yên Bái khoảng 4,93%/năm, cao hơn 0,93% so với giai đoạn trước, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% năm 2016, xuống còn 7,56% năm 2020, hoàn thành trước một năm so với kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020.

Chè Shan tuyết được phát triển mạnh mẽ ở xã Nậm Búng và Gia Hội, huyện Văn Chấn. (Ảnh: T.L)
Chè Shan tuyết được phát triển mạnh mẽ ở xã Nậm Búng và Gia Hội, huyện Văn Chấn. (Ảnh: T.L)


Đó là những con số ấn tượng minh chứng cho quyết tâm chính trị, sự nỗ lực vào cuộc đồng bộ, thống nhất cao của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện, xã, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể... đến mỗi người dân Yên Bái trong công cuộc giảm nghèo.

Trên tinh thần tập trung cao độ, triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác giảm nghèo, hàng năm, tỉnh Yên Bái ban hành chương trình hành động, xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể, sát thực tới từng địa phương, từng hộ nghèo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị, huy động sự vào cuộc đồng bộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. 

Giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 20,65, giảm từ 32,21% đầu năm 2016 xuống còn 11,56% vào cuối năm 2019, đạt trên 147,4% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, giảm gấp 3,44 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. 

Đối với các xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm 34,84%, bình quân mỗi năm giảm 6,97%, giảm từ 60,76% đầu năm 2016 xuống còn 25,92% vào cuối năm 2019, giảm gấp 1,74 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. Cụ thể, năm 2016 giảm 7,12%; năm 2017 giảm 8,45%; năm 2018 giảm 7,77%; năm 2019 giảm 11,5%.

Mù Cang Chải từ một huyện thiếu đói triền miên, cuộc sống người Mông trước đây chủ yếu là du canh, du cư phát rừng làm nương, trồng cây thuốc phiện... Cuộc cách mạng "tam nông” và các chính sách, dự án từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) của Đảng, Chính phủ những năm qua đã mở ra một cuộc sống mới, mở ra cơ hội "đổi đời” cho người vùng cao Yên Bái.  

Đến nay, lương thực bình quân của huyện đạt trên 650 kg/người/năm; thu nhập bình quân đạt mức 20 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ giảm nghèo hàng năm của huyện đạt trên 8%, vượt so với mục tiêu chung đối với các huyện nghèo 4%/năm. 

Cụ thể, năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 66,79%, giảm 8,34% so với năm 2015; năm 2017 giảm 7,52% so với năm 2016; năm 2019 giảm 11,04% so với năm 2018. 

Từ một huyện với 100% hộ nghèo, đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo được Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đặt mục tiêu phấn đấu dự kiến còn 33,12%, giảm 7,5% so với năm 2019. 

Tỷ lệ giảm hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 bình quân của huyện đạt 8,4%/năm, vượt gần 2% so với mục tiêu Nghị quyết. 

Hộ anh Vàng Blê Chứ là gia đình đầu tiên của bản Mồ Dề, xã Mồ Dề tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo. Lý do mà hộ gia đình người nông dân này xin được ra khỏi diện hộ nghèo của xã bởi lẽ vợ chồng anh không muốn cứ mãi là hộ nghèo. 

Trong đơn, Blê Chứ viết: Gia đình sẽ cố gắng chăm chỉ làm ruộng, làm nương sớm hơn mọi gia đình; chăm sóc tốt cây thảo quả, thu nhập thêm từ lúa, ngô, chăn nuôi… để không còn là hộ nghèo. 

Tiếp sau Blê Chứ là những lá đơn xin thoát nghèo của những hộ nông dân người Mông dám vượt lên sự bảo trợ của Nhà nước tự lực thoát nghèo, đó là Giàng Xú Rùa, là Khang Tồng Chư cùng ở bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha. 

Ông Lý Khua Ninh, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha là hộ cần cù chịu khó. Mùa nào giống lúa ấy, gia đình ông không để ruộng đất bỏ hoang. Ông chia sẻ: "Gia đình tôi có 0,7 ha ruộng, trước đây, chỉ gieo cấy 1 vụ lúa, nhà lại có gần chục khẩu nên không đủ gạo ăn. Nhờ Nhà nước hỗ trợ giống, lại được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật làm vụ đông xuân nên từ vụ lúa xuân năm 2015 - 2016 đến nay, gia đình tôi đều đăng ký với xã xin Nhà nước hỗ trợ 20 kg giống để gieo cấy toàn bộ diện tích 0,7 ha". 

"Mỗi vụ xuân thu được thêm trên 2,5 tấn thóc, nhà thừa thóc gạo ăn rồi, 4 năm qua, gia đình tôi không phải xin gạo cứu đói nữa” - ông Ninh nói. 

Có thể thấy, sự trợ lực từ các chương trình, chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước đã khơi nguồn, tiếp thêm ý chí, quyết tâm để người dân tự nguyện vươn lên thoát nghèo. Tại huyện vùng cao Trạm Tấu, bằng tinh thần cùng nhau san sẻ, giúp đỡ những hộ còn nghèo và khó khăn hơn mình vươn lên thoát nghèo, chỉ riêng từ đầu năm đến nay, toàn huyện có trên 50 hộ tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo; trong đó, xã Trạm Tấu có gần 20 hộ làm đơn xin đăng ký thoát nghèo vào cuối năm nay.  



Nông dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi trâu bò. 

Nhìn vào kết quả giảm nghèo của 2 huyện nghèo 30a là Trạm Tấu và Mù Cang Chải có thể thấy, công tác giảm nghèo ở vùng cao Yên Bái thực sự là một kỳ tích. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn này của 2 địa phương trên giảm 33,3%, bình quân mỗi năm giảm 8,32%, tức là giảm từ 75,12% đầu năm 2016 xuống còn 41,82% vào cuối năm 2019, đạt 138% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, giảm gấp 2,08 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. 

Trong đó, năm 2019 giảm 10,26%; năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo ước giảm 6,5%, giảm từ 41,82% xuống còn 35,32% vào cuối năm 2020. Hộ nghèo dân tộc thiểu số trong giai đoạn giảm 30,82%, trong đó năm 2019 giảm 9,83%; bình quân mỗi năm giảm 6,16% (giảm từ 50,41% đầu năm 2016 xuống còn 19,57% vào cuối năm 2019), giảm gấp 2,05 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. 

Thực hiện mục tiêu đưa các địa bàn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 2/81 xã ĐBKK, đạt 2,47% và 47/177 thôn, bản ĐBKK, đạt 26,55% được cấp có thẩm quyền công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020. 

Ngoài ra, có 4 xã là Hòa Cuông, Việt Hồng, Hồng Ca, Kiên Thành của huyện Trấn Yên đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hiện đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét, công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.

Được biết, giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn huy động thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái là trên 19.137 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương bố trí trực tiếp 2.516 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư phát triển 1.850 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 666 tỷ đồng).

Vốn trái phiếu Chính phủ là 100 tỷ đồng; ngân sách địa phương 838 tỷ đồng (trong đó, vốn đầu tư phát triển 241 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 596 tỷ đồng); vốn lồng ghép các chương trình, dự án 4.368 tỷ đồng; vốn tín dụng 11.233 tỷ đồng; vốn từ các doanh nghiệp, vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 80 tỷ đồng. 

Thêm một tín hiệu vui khi Dự án giảm nghèo giai đoạn II với khoản vay bổ sung của dự án giai đoạn 2015 - 2018 được tiếp tục thực hiện tại 5 huyện với 351 thôn, bản của 40 xã khó khăn của tỉnh, tổng mức đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt là 315 tỷ đồng, tương đương 14,85 triệu USD và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2020 với tổng mức đầu tư dự kiến là 427 tỷ đồng, tương đương 20,2 triệu USD. 

Đến nay, đầu tư xây dựng được 29 công trình giao thông với tổng chiều dài 38,48 km; 16 công trình thủy lợi với diện tích tưới 368,7 ha; 3 công trình cấp nước sinh hoạt với 228 hộ hưởng lợi; 2 công trình ngầm; 2 gói thầu khắc phục hậu quả do thiên tai tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu; thực hiện được 3 liên kết đối tác sản xuất, 1.731 tiểu dự án...

Ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã chủ động ban hành các chính sách của địa phương, quyết liệt triển khai các giải pháp để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn với sự vào cuộc động bộ, thống nhất cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến từng địa phương, đơn vị, thôn, bản, tổ dân phố, khu dân cư. 

Quán triệt tinh thần "Không để ai bị bỏ lại phía sau”, năm 2019, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 144-CTr/TU thực hiện Kết luận số 37-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019 và Kế hoạch số 13-KH/TU về thực hiện mục tiêu GNBV năm 2019. 

Kết quả, kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay với 7,03%; chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới thực hiện vượt 2,7 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh; tỷ lệ giảm nghèo đạt 6,12%, cao hơn 2,12% mục tiêu Nghị quyết...  

Năm 2020, Tỉnh ủy Yên Bái tiếp tục ban hành Chương trình hành động số 190-CTr/TU về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2020 và Kế hoạch 170-KH/TU về thực hiện mục tiêu GNBV năm 2020, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước giảm 4%, tức là giảm từ 11,56% xuống còn 7,56% vào cuối năm 2020, góp phần hoàn thành các mục tiêu của từng chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, từng bước hướng đến kết quả bền vững trong công tác giảm nghèo.

Minh Thúy 
(Bài cuối: Để "không ai bị bỏ lại phía sau”)

Tags giảm nghèo bền vững kỳ tích

Các tin khác
Mô hình lúa tái sinh mang lại năng suất cao.

Lúa tái sinh hay còn được gọi là lúa chéc, lúa gie, lúa chồi… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh sau khoảng 40 - 45 ngày thì thu hoạch.

Trong khi giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống, sáng 4/8, giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 58 triệu đồng/lượng.

Lũ cuốn trôi cầu tạm tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).

Sáng 4/8, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đã có báo cáo cập nhật tình hình thiệt hại do bão số 2 gây ra.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn kiểm tra mô hình trồng mắc ca của nhân dân xã Gia Hội.

Thời gian qua, nông dân huyện Văn Chấn đã tích cực thử nghiệm, phát triển một số loại cây trồng mới có khả năng chống chịu sâu, bệnh và hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục