Nông dân Văn Phú liên kết sản xuất, tiêu thụ chanh tứ thời

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/8/2020 | 2:08:20 PM

YênBái - Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Văn Tiến tại xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đã đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chanh tứ thời, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chanh, nâng cao đời sống nông dân.

Mô hình trồng chanh tứ thời rộng 1 ha của ông Nguyễn Văn Giang, thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú (người đứng giữa) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Mô hình trồng chanh tứ thời rộng 1 ha của ông Nguyễn Văn Giang, thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú (người đứng giữa) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Mô hình trồng chanh tứ thời rộng 1 ha của ông Nguyễn Văn Giang, thôn Ngòi Sen gây dựng từ năm 2014 và giờ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Giang chia sẻ: "Những năm trước, sản phẩm chanh tứ thời của gia đình không nhiều, thu nhập không đáng kể. 

Từ năm 2019, được tham gia HTX Cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Văn Tiến và thực hiện Dự án "Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm chanh tứ thời” của xã; từ đó, tôi đã được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với HTX Nông sản sạch Phúc Hằng, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Vì vậy, thu hái chanh đến đâu được HTX bao tiêu đến đó. Được giá, có địa chỉ tiêu thụ ổn định, tôi yên tâm mở rộng diện tích”. 

Để đảm bảo chất lượng, mẫu mã sản phẩm các thành viên HTX còn được tham gia tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm; quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái sơ chế theo quy chuẩn; nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị và năng lực quản lý hợp đồng và phát triển thị trường. 

Qua đó, các thành viên thực hiện Dự án đều thực hiện sản xuất chanh tứ thời theo đúng các quy trình, quy định về sản xuất chanh an toàn dưới sự hướng dẫn, giám sát của Ban Giám đốc HTX và UBND xã. "Chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau cách dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón có nguồn gốc sinh học, lựa chọn sạch bệnh, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh để tạo ra sản phẩm quả chanh chất lượng, an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường. Sản phẩm được thu hoạch đúng thời điểm quả mọng, bóng đẹp được sơ chế sạch và đóng gói” - ông Trần Xuân Sáng, thôn Bình Sơn chia sẻ.

Hội Nông dân xã cũng đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm: phân tích các mẫu đất, nước, 100% hộ thành viên HTX tham gia Dự án làm bài kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm; phối hợp với Trung tâm Kinh doanh VNPT Yên Bái sử dụng dịch vụ VNPT Check (sử dụng mã xác thực sản phẩm và tem xác thực sản phẩm) đảm bảo tính minh bạch, truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm, tạo sự tin tưởng và ủng hộ của người tiêu dùng. 

Hiện nay, diện tích trồng chanh của 11 hộ tham gia Dự án đạt 6,5 ha, (thôn Bình Sơn: 9 hộ, diện tích: 5,1 ha; thôn Ngòi Sen 1 hộ, diện tích 0,4 ha; thôn Văn Quỳ: 1 hộ, diện tích 1,0 ha) năng suất 30 - 32 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 210 tấn quả chanh. Các sản phẩm được tiêu thụ qua hợp đồng với HTX Nông sản sạch Phúc Hằng, các tư thương thu mua và tiêu thụ trong thành phố Yên Bái, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. 

Với giá thành 15.000 đồng/kg, doanh thu bình quân đạt từ 450 - 480 triệu đồng/ha/năm, đảm bảo ổn định kinh tế cho người sản xuất. Quan trọng hơn là việc tham gia Dự án làm thay đổi tư duy sản xuất của người sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang nền sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ; từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới. 

Theo ông Phùng Văn Lực - Chủ tịch Hội Nông dân xã Văn Phú, Chủ nhiệm HTX Cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Văn Tiến cho hay: "Thời gian tới, Hội Nông dân xã tiếp tục đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chanh tứ thời như: gia tăng liên kết các khâu sản xuất, sơ chế, tiêu thụ; hỗ trợ tư vấn liên kết; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; đào tạo nghề; hỗ trợ về giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm; chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới tạo vùng nguyên liệu, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chuyên canh tập trung. Đưa khoa học và công nghệ vào sản xuất, bảo đảm phát triển bền vững, vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Hội cũng phối hợp hỗ trợ nông dân, HTX tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm; từng bước đưa sản phẩm chanh an toàn trở thành một sản phẩm đặc trưng, mang lại thu nhập cao cho nông dân Văn Phú”. 
Minh Huyền

Tags Văn Phú thành phố Yên Bái liên kết sản xuất tiêu thụ chanh tứ thời

Các tin khác
Nông dân tỉnh Đắc Lắc trồng mắc ca. (Ảnh: T.L)

Với giá trị kinh tế và dinh dưỡng, mắc ca (Macadamia) đang là loại cây trồng thu hút nhiều sự quan tâm và được kỳ vọng là cây thoát nghèo ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Yên Bái. Hiện có khoảng 80 ha mắc ca trồng rải rác tại các huyện: Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên.

Lực lượng cảnh sát kinh tế kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất tại doanh nghiệp.

Ngày 10/8/1956, để bảo vệ tài sản của Nhà nước và trước yêu cầu công tác của lực lượng Công an nhân dân, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 1001/TTg xác định tổ chức của ngành cảnh sát nhân dân, trong đó ghi rõ: Cảnh sát kinh tế (CSKT) phụ trách công tác bảo vệ công khai các nhà máy, hầm mỏ. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng CSKT

Khách hàng giao dịch vàng miếng.

Giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp giảm mạnh phiên sáng 10/8, với mức điều chỉnh cao nhất gần 700.000 đồng mỗi lượng.

Anh Nguyễn Văn Nghị, thôn Văn Hưng kiểm tra sinh trưởng của ba ba thương phẩm.

Xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn là địa phương có điều kiện nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là phát triển mô hình nuôi ba ba. Phát huy lợi thế đó, nhiều hộ trong xã đầu tư phát triển mô hình này và mở rộng diện tích ao nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục