Yên Bái nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/10/2020 | 8:04:00 AM

YênBái - Là địa phương không có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư; do vậy, những năm qua tỉnh thường xuyên quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp; có các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong, ngoài nước.

Tập đoàn Mailinhplaza đã có mặt tại Yên Bái.
Tập đoàn Mailinhplaza đã có mặt tại Yên Bái.

Đặc biệt, chú trọng thực hiện quyết liệt trong chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao phẩm chất, đạo đức công vụ nhất là với đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm việc với doanh nghiệp; thực hiện cơ chế một cửa nhằm làm giảm tối đa các thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết công việc với tổ chức, công dân, doanh nghiệp; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đất đai, mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự... các điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Cùng đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 529/QĐ-UBND về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 

Duy trì, nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền các cấp trong tỉnh; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thông qua việc tập trung thực hiện ba khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hấp dẫn tạo động lực cho thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. 

Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 3.200 công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Tính riêng từ năm 2015 - 2020, tỉnh đã huy động trên 50.000 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng và đã hoàn thành và đưa vào khai thác gần 1.200 công trình hạ tầng; trong đó, có gần 300 km đường tỉnh lộ, quốc lộ, đường đô thị, bê tông hóa gần 1.800 km đường giao thông nông thôn… 

Cùng đó, tỉnh thành lập Tổ tháo gỡ khó khăn và khuyến khích phát triển doanh nghiệp, thường xuyên thu thập thông tin phản ánh từ các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Ban hành các chương trình, kế hoạch hành động về tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái với mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp trong thời kỳ mới. 

Đặc biệt, từ tháng 6/2018, tỉnh đã đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công vào hoạt động. Đến nay, Trung tâm đang vận hành hiệu quả với 20 đầu mối là các sở, ban, ngành của tỉnh với 1.640 TTHC, 100% hồ sơ, TTHC được số hóa, xử lý trên hệ thống mạng điện tử. 

Từ ngày 1/4/2019, chính thức đưa bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, xã đi vào hoạt động với 530 TTHC (414 thủ tục cấp huyện, 116 thủ tục cấp xã) được đưa vào giải quyết. Số TTHC thực hiện ở cấp độ 3 là 346 thủ tục, cấp độ 4 là 145 thủ tục. 

Hoàn thiện đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh; đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và đề án hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nhằm giúp trang bị một số kiến thức cơ bản về thuế, kỹ năng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giao tiếp trong kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

Thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp qua hình thức "Cà phê doanh nhân” định kỳ 1 tháng 1 lần, để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư theo hướng tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật.

 Thường xuyên triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp tham gia các chương trình hội thảo, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... để quảng bá sản phẩm chủ lực của địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, kết nối cung cầu, tiếp cận thị trường thế giới. 

Với việc tập trung thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế, triển khai quyết liệt các giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái đã là một vùng đất lành đối với các nhà đầu tư. 

Theo đó, chỉ trong một thời gian ngắn, tỉnh đã thu hút 197 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 20 ngàn tỷ đồng và gần 100 triệu USD. Giai đoạn 2016 - 2020 đã thực hiện 78 dự án ODA và NGO với tổng mức đầu tư gần 2.100 tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, y tế, nông nghiệp; thu hút được 11 dự án FDI, nâng số dự án FDI toàn tỉnh lên 27 dự án với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. 

Có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đến đầu tư như: Vingroup, TH, SunGroup, Eurowindow, Hoa Sen, APEC… Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã tăng nhanh, hoạt động khá hiệu quả và toàn tỉnh hiện có trên 2.500 doanh nghiệp (gấp gần 2 lần so với năm 2015), gần 500 hợp tác xã, 4.100 tổ hợp tác và gần 22.000 hộ kinh doanh.

Thanh Phúc

Các tin khác
Với nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, nhiều năm qua, huyện Văn Yên đã có nhiều chủ trương bảo vệ, bảo tồn rừng thiên nhiên Nà Hẩu. (Ảnh: Văn Tuấn)

Thời gian qua, huyện Văn Yên đã quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển các làng nghề tại 5 xã, xây dựng quy hoạch tổng thể 6 khu di tích.

Các ngân hàng thương mại tại tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngành ngân hàng tỉnh đang đồng hành cùng với doanh nghiệp, khách hàng để hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh.

Vụ đông năm nay, toàn huyện Lục Yên phấn đấu gieo trồng trên 1.940 ha; trong đó, cây ngô 980 ha gồm ngô đông trên đất 2 vụ lúa 700 ha; khoai lang 400 ha; rau, đậu các loại từ 560 ha trở lên…

Năm 2020, Trấn Yên được giao chỉ tiêu trồng 2.750 ha rừng, trong đó có 1.800 ha rừng tập trung và 950 ha rừng phân tán quy đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục