Thành phố Yên Bái hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/11/2020 | 7:48:16 AM

YênBái - Đã có hàng trăm hộ tham gia phát triển ở gần 100 dự án có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Sản phẩm mật ong của HTX Nông nghiệp Minh Bảo, thành phố Yên Bái mang lại nguồn thu nhập có lao động địa phương và đóng góp phát triển kinh tế địa phương. (Ảnh: Minh Huyền)
Sản phẩm mật ong của HTX Nông nghiệp Minh Bảo, thành phố Yên Bái mang lại nguồn thu nhập có lao động địa phương và đóng góp phát triển kinh tế địa phương. (Ảnh: Minh Huyền)

Xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái có diện tích rừng lớn, nên việc nuôi ong lấy mật đã trở thành nghề tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt, từ khi các hộ nuôi ong lấy mật được các cấp, ngành vận động, hỗ trợ thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Minh Bảo. Lúc khởi đầu chỉ có vài hộ phát triển chăn nuôi, mua bán nhỏ lẻ, đến nay, các thành viên trong HTX đã phát triển được 750 đàn ong, mỗi năm bán ra thị trường từ 6.000 - 7.000 lít mật. 

Việc tham gia HTX đã thay đổi tư duy, nhận thức của nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi giá trị. Năm 2020, sản phẩm mật ong Minh Bảo được tỉnh chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Đây là điều kiện thuận lợi để HTX Nông nghiệp Minh Bảo từng bước đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị, mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Ông Bùi Văn Tiến - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Nông nghiệp Minh Bảo phấn khởi chia sẻ: "Trước đây, khi chưa tham gia HTX, bà con phát triển sản xuất, bán các sản phẩm rất manh mún, mạnh ai nấy làm, hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi tham gia HTX, được sự đầu tư, hỗ trợ có định hướng bài bản của các cấp, ngành, thu nhập của các thành viên được nâng cao rõ rệt. Thời gian tới, HTX tiếp tục khai thác, thu hút thêm thành viên ở các lĩnh vực sản xuất khác có thế mạnh của địa phương để tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao”. 

Thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn thành phố Yên Bái, HTX Sản xuất rau an toàn xã Tuy Lộc đã tổ chức ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn với 46 hộ tham gia, diện tích trên 5 ha. Từ đầu năm đến nay, sản lượng rau an toàn của xã đạt trên 80 tấn. 

Ông Nguyễn Mạnh Huân - Giám đốc HTX Sản xuất rau an toàn xã Tuy Lộc cho biết: "Để tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm rau an toàn, chúng tôi chủ động liên hệ đến bếp ăn của các nhà máy, khu công nghiệp, trường học trên địa bàn rồi mở rộng ra các địa phương lân cận để tiêu thụ sản phẩm. Được sự hỗ trợ của thành phố, xã Tuy Lộc, sản phẩm cung cấp ra thị trường được sử dụng tem có in mã vạch truy xuất nguồn gốc với sản phẩm rau an toàn và đã tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Từ việc mỗi ngày chỉ xuất bán được vài chục cân rau có đóng tem nhãn, đến trung bình mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường hơn 2 tạ rau cho các bếp ăn tập thể”.

Để tăng cường hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng hàng hóa, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chỉ đạo UBND các xã, phường tổ chức rà soát, đăng ký nhu cầu tham gia các dự án phát triển SXNN thực hiện trên địa bàn thành phố năm 2020. Đến nay, đã có hàng trăm hộ tham gia phát triển ở gần 100 dự án có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đa số các hộ tham gia đều phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân và cộng đồng. 

Ông Nguyễn Đăng Thuận - Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết: "Năm 2020, đã có 5 sản phẩm OCOP đạt 3 sao gồm sản phẩm chanh tứ thời; dưa chuột Văn Phú; sản phẩm mật ong đa hoa tự nhiên Minh Bảo; sản phẩm cải ngọt Tuy Lộc và sản phẩm dưa lê Âu Lâu. Để nâng cao hiệu quả kinh tế HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, thành phố tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cho các HTX tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ trong và ngoài tỉnh tạo điều kiện giao thương, liên kết hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”. 

Cùng đó, các HTX, tổ hợp tác và bà con cũng cần chủ động ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, mạnh dạn liên kết với các doanh nghiệp đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho các thành viên. Qua đó, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế trên địa bàn các xã, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp vào quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thiết thực nâng cao đời sống người nông dân về mọi mặt.

Anh Dũng

Tags Thành phố Yên Bái hỗ trợ phát triển nông nghiệp hướng hàng hóa

Các tin khác
Mỗi năm, Công ty cổ phần Yên Thành sản xuất, xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản trên 2.000 tấn măng khô.

10 tháng của năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất. Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh mới đạt 62,20% kế hoạch năm, giảm 6,27% so cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm Trà táo mèo Shan Thịnh của Công ty TNHH sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia.

Năm 2020, huyện Văn Chấn có kế hoạch tiêu chuẩn hóa 13 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên. Hiện nay, đã có 10 đơn vị với 13 sản phẩm đăng ký thực hiện chương trình OCOP năm 2020.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra tiến độ Dự án đường nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Sáng nay - 4/11, đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm, các dự án có nguồn vốn giao lớn nhưng tỷ lệ giải ngân thấp và tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Những năm qua, Yên Bái làm tốt việc bảo đảm nguồn nước sạch cũng như dịch vụ thu gom và xử lý rác thải.

Thống kê cho thấy, đến nay, toàn tỉnh đang có 112 mỏ đã và đang được đưa vào khai thác, 56 mỏ đang thực hiện công tác thăm dò. Cùng với đó, Yên Bái được đánh giá là tỉnh có nguồn tài nguyên nước dồi dào, chất lượng nước tốt, ít bị ô nhiễm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục