Lục Yên: Sản vật thúc đẩy nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/11/2020 | 2:00:12 PM

YênBái - Lục Yên không chỉ được nhắc tới là vùng đá ruby quý hiếm, đá vôi trắng có trữ lượng lớn, chất lượng cao, là nguyên liệu để sản xuất ra nhiều ngành hàng kinh tế mà còn là vùng đất của rất nhiều sản vật như: măng mai, vịt bầu, cam sành, lạc đỏ…

Nhiều sản vật như măng mai, vịt bầu, cam sành, lạc đỏ… của Lục Yên được người tiêu dùng ưa thích.
Nhiều sản vật như măng mai, vịt bầu, cam sành, lạc đỏ… của Lục Yên được người tiêu dùng ưa thích.

Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bằng sự cần cù, sáng tạo, biết vươn lên trong cuộc sống của đồng bào Tày, Dao, Kinh…, những sản vật quý của Lục Yên đã và đang trở thành mặt hàng có khối lượng lớn, giá trị cao trên thị trường, qua đó mang lại cuộc sống mới cho bà con.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Lục Yên đã hình thành rõ nét một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như: vùng trồng lạc đỏ (diện tích ổn định hàng năm 1.000 ha); vùng cây ăn quả có múi (trên 870 ha, riêng cam sành trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trên 50 ha); vùng trồng tre măng Bát độ, măng mai, diện tích 750 ha. 

Về chăn nuôi, sản phẩm vịt bầu Lâm Thượng được duy trì thường xuyên 3,4 vạn con, toàn huyện đã có 3 hợp tác xã chuyên chăn nuôi giống vịt đặc sản với số lượng trên 2.000 con/lứa; diện tích ao nuôi cá bỗng trên 40 ha; gà thịt khoảng 1 triệu con, trong đó có giống gà thiến Lục Yên thịt thơm ngon nổi tiếng… Ngoài ra, huyện đang chỉ đạo xây dựng 8 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên. 

Ông Hoàng Kim Trọng – Chủ tịch HĐND huyện Lục Yên nhận xét: "Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc khôi phục, phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản, giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa đúng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Chẳng hạn như: một số sản phẩm vẫn là sản phẩm thô, chưa qua chế biến sâu nên giá trị hàng hóa chưa cao, khối lượng sản phẩm chưa lớn. Việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn lúng túng, chưa có mô hình liên kết khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình…”.

Đánh giá đúng tiềm năng to lớn của cây trồng, vật nuôi đặc sản; đồng thời, chỉ ra được những hạn chế, yếu kém trong quá trình khai thác tiềm năng, thế mạnh ấy trong phát triển nông nghiệp, nông thôn là điều hết sức quan trọng nhằm đề ra các giải pháp trúng. 

Theo đó, Lục Yên đã xác định, tiếp tục tuyên truyền để người dân và các cấp chính quyền nhận thức được tiềm năng và lợi thế của mình; cần tiếp tục thực hiện hiệu quả việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó cần tổ chức đánh giá thật chính xác vai trò, hiệu quả của Đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản giai đoạn 2016 – 2020 nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn; khắc phục yếu kém, phát huy kết quả đã đạt được; tiếp tục có những đề án mới phù hợp hơn với các vùng miền có nhiều sản vật, tạo ra nguồn hàng lớn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, có đăng ký bảo hộ nhãn sản phẩm và truy xuất nguồn gốc nhằm chiếm lĩnh các thị trường khó tính. 

Huyện cũng khuyến kích thành lập các hợp tác xã; đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư, chủ động xây dựng chuỗi liên kết, nâng dần quy mô sản xuất, gia tăng khối lượng và giá trị sản phẩm và tạo thị trường ổn định, lâu dài. 

Một yếu tố không thể không kể tới đó là vai trò của người nông dân trong quá trình phát triển sản xuất nói chung và phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản nói riêng; cần trang bị cho nông dân những kiến thức mới, giúp họ mạnh dạn mở rộng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiếp cận với thị trường tiêu thụ…

Vùng quê Lục Yên đang chuyển dịch theo hướng nông thôn mới, các sản phẩm đặc sản sẽ nức tiếng muôn nơi nhờ tư duy đúng và cách làm đúng.

Lê Phiên

Tags Lục Yên sản vật vịt bầu Lâm Thượng nông thôn mới măng mai vịt bầu cam sành lạc đỏ

Các tin khác
Lãnh đạo xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi sản lượng, giá trị của một số lĩnh vực sản xuất bị sụt giảm, nhưng với quyết tâm đưa sản xuất công nghiệp “về đích” như kế hoạch, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu sản xuất và xúc tiến tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu…

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức khởi công Dự án Nhà máy Cưa xẻ, sấy gỗ thành phẩm và sản xuất, xuất khẩu Plywood; Nhà máy Sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu tại thôn Ngọn Ngòi, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên do Tập đoàn An Việt Phát làm chủ đầu tư.

Ông Mai Văn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng cho rằng, về sản xuất phát triển lâm nghiệp, cần tiếp cận kịp thời các giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng đưa vào trồng rừng, tiến tới thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp có quy mô, hàm lượng chất xám và công nghệ cao nhằm cải thiện chất lượng nguồn giống.

Nông dân huyện Văn Yên chăm sóc ngô đông.

Đến nay, huyện Văn Yên đã gieo trồng 1.750 ha ngô đông với cơ cấu 80 - 90% diện tích là ngô tẻ. Sau khi gieo trồng, nhân dân đã tập trung chăm sóc, tuân thủ các quy định sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bản Khe Loong 1 hiện có từ  150-200 cây chè Shan tuyết cổ thụ.

Bản Khe Loong 1, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên nằm ở độ cao gần 1.000 mét so với mực nước biển. Nơi đây trước kia từng là nơi sinh sống của đồng bào Dao, Mông của xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục