Mù Cang Chải chung sức làm đường giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/11/2020 | 7:53:52 AM

YênBái - Những ngày qua, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhân dân bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cùng nhau san gạt nền đường và đổ bê tông hơn 500 m con đường trong thôn.

Nhân dân bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.
Nhân dân bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.

Như đã thống nhất trong cuộc họp của bản, mỗi gia đình cử 1 lao động và đóng góp tiền mặt để mua sỏi, cát phục vụ thi công. Anh Hờ A Dì, dù đang nhanh tay gạt vữa nhưng vẫn tươi cười cho biết: "Từ giờ không ngại mưa gió rồi, đường bê tông đi qua nhà nên việc đi lại, chở ngô, chở lợn đi bán tiện hơn nhiều. Do vậy, khi biết được hỗ trợ xi măng, còn lại phải đóng góp tiền mặt và ngày công để làm đường nên bà con nhân dân trong thôn đồng ý ngay”. 

Theo rà soát của UBND xã Chế Cu Nha, từ 2016 đến nay, từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, địa phương đã kiên có hóa được 2,5 km (mặt đường 3m) đường trục thôn và 3 km đường "đặc thù” (mặt đường 1m). 

Ông Sùng Thành Công - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thông qua tuyên truyền, vận động, mỗi người dân đã ý thức được hiệu quả của việc cứng hóa đường giao thông. Do vậy, tại nhiều thôn, bản, dù không có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân vẫn đóng góp bình quân từ 200.000 - 300.000 đồng/hộ để mua xi măng, cát sỏi và tham gia trực tiếp làm đường”.  

Trong giai đoạn 2016-2020, hệ thống đường giao thông đã được huyện Mù Cang Chải hết sức quan tâm đầu tư, phát triển. Huyện tận dụng tốt, có hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách, vận động mọi nguồn lực xã hội hóa để xây dựng, phát triển hệ thống đường giao thông. 

Tổng nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào giao thông đạt trên 220 tỷ đồng, trong đó: Đề án giao thông nông thôn đạt trên 80 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 10 tỷ đồng và 200.000 ngày công để xây dựng được trên 50 km đường mặt đường rộng 3m trở lên; trên 80 km đường xe máy; mở mới 60 km nền đường rộng 3,5m; xây dựng mới 7 cầu bê tông cốt thép. 

Ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện cho biết, chủ trương phát triển đường giao thông luôn được nhân dân đồng tình, ủng hộ, trước hết là do vai trò của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể; thứ hai là đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân thấy được lợi ích, hiệu quả; thứ ba là hiệu quả thiết thực của việc thực hiện chương trình "Ngày cuối tuần cùng dân”.

Bên cạnh kết quả đạt được, hiện nay huyện vẫn còn trên 200 km đường từ xã về bản, 220 km đường trục bản, đường ngõ xóm chưa được kiên cố bê tông, đi lại rất khó khăn vào mùa mưa;  trên 20 công trình cầu lớn nhỏ khác nhau cần được đầu tư… 

Huyện đang tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư, huy động tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; tăng cường công tác xã hội hoá để thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách; thực hiện các giải pháp tích cực, phát triển nguồn thu để tạo nguồn cho chi đầu tư phát triển; phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển, trong đó có giao thông.

Hùng Cường

Tags Mù Cang Chải Chế Cu Nha kiên cố hóa bê tông

Các tin khác
Phát triển chăn nuôi gà quy mô lớn đang khẳng định hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp từ 29,02% năm 2015 đã tăng lên 35,62% năm 2019; giá trị sản xuất năm 2015 đạt 1.406 tỷ đồng thì năm 2020 là gần 2.000 tỷ đồng, tăng trên 574 tỷ đồng so với năm 2015.

Lãnh đạo huyện Yên Bình cùng nhân dân thôn Đồng Tâm, xã Mỹ Gia tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn trong “Ngày cuối tuần cùng dân”.

Từ đầu năm đến nay, trên 105 km đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện Yên Bình đã được kiên cố hóa, vượt 133,9% so với chỉ tiêu giao tại Chương trình hành động số 190-Ctr/TU của Tỉnh ủy Yên Bái.

Hiện các địa phương, các hộ chăn nuôi, chủ trang trại, doanh nghiệp tổ chức tái đàn, đẩy mạnh chăn nuôi đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm. Trong ảnh: Người dân xã Bảo Ái tích cực đẩy mạnh chăn nuôi lợn chuẩn bị cung cấp cho thị trường cuối năm. (Ảnh: Minh Huyền)

Dịch bệnh tả lợn châu Phi (BDTLCP) cũng như các dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đã được khống chế. Người chăn nuôi, các chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã có thể tái đàn đẩy mạnh chăn nuôi để đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển chăn nuôi năm 2020.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2017, 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục