Yên Bái: Chủ động phòng chống dịch, đẩy mạnh chăn nuôi tạo nguồn cung thị trường

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/11/2020 | 2:07:31 PM

YênBái - Dịch bệnh tả lợn châu Phi (BDTLCP) cũng như các dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đã được khống chế. Người chăn nuôi, các chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã có thể tái đàn đẩy mạnh chăn nuôi để đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển chăn nuôi năm 2020.

Hiện các địa phương, các hộ chăn nuôi, chủ trang trại, doanh nghiệp tổ chức tái đàn, đẩy mạnh chăn nuôi đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm. Trong ảnh: Người dân xã Bảo Ái tích cực đẩy mạnh chăn nuôi lợn chuẩn bị cung cấp cho thị trường cuối năm. (Ảnh: Minh Huyền)
Hiện các địa phương, các hộ chăn nuôi, chủ trang trại, doanh nghiệp tổ chức tái đàn, đẩy mạnh chăn nuôi đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm. Trong ảnh: Người dân xã Bảo Ái tích cực đẩy mạnh chăn nuôi lợn chuẩn bị cung cấp cho thị trường cuối năm. (Ảnh: Minh Huyền)

Theo ngành nông nghiệp, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh BDTLCP xảy ra rải rác tại 12 xã, phường, thị trấn của 4 huyện: Lục Yên, Trấn Yên, Mù Cang Chải và thành phố Yên Bái và đã tiêu hủy 344 con lợn với trọng lượng trên 18 tấn. Đặc biệt, từ 10/9/2020 tại thành phố Yên Bái đã có 7 xã, phường xảy ra dịch và đã tiêu hủy 128 con lợn, tương đương 9,8 tấn lợn hơi. 

Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống BDTLCP theo Luật Thú y, các văn bản dưới luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện Kế hoạch 197/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh về việc phòng, chống BDTLCP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. 

Chi cục Thú y phối hợp với các địa phương chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, nhất là các khu vực đã từng có dịch, khu vực nguy cơ cao, ổ dịch cũ... để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, dứt điểm ngay khi lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh. 

Cùng đó, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh thú y, xử lý môi trường; chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thuốc sát trùng tổ chức phun khử trùng, tiêu độc tiêu diệt mầm bệnh; tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vắc - xin định kỳ cho đàn vật nuôi; tăng cường kiểm soát giết mổ, kiểm soát buôn bán, vận chuyển; tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tình hình dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan; các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học. 

Chỉ đạo lực lượng chức năng, cùng UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra vào địa bàn không có nguồn gốc, xuất xứ xử lý theo quy định; kiểm tra, hướng dẫn các hộ, cơ sở buôn bán, kinh doanh, giết mổ thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng thường xuyên, sau mỗi đợt họp chợ, cơ sở giết mổ, nơi buôn bán lợn. 

Các hộ chăn nuôi chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, không tái đàn khi chưa đảm bảo về dịch bệnh, chú ý đảm bảo chất lượng và nguồn gốc con giống sạch bệnh; thực hiện nghiêm ngặt việc ra vào khu chăn nuôi; thực hiện tốt kiểm soát giết mổ. 

Hiện nay, thành phố Yên Bái vẫn còn 4 xã, phường dịch bệnh chưa qua 21 ngày đang tập trung thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch lây lan và tổ chức tái đàn. 

Thực tế cho thấy, dịch bệnh đã cơ bản được khống chế. Các địa phương, các hộ chăn nuôi, chủ trang trại, doanh nghiệp tổ chức tái đàn, đẩy mạnh chăn nuôi đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm. Hiện, tổng đàn gia súc chính của tỉnh (trâu, bò, lợn) đạt 658.000 con; trong đó, đàn trâu 98.000 con, bò 31.500 con, lợn 528.500 con, với lượng đàn hiện nay đang sụt giảm khoảng 30% sản lượng so với cùng kỳ. 

Mặc dù hiện nay giá lợn hơi vẫn cao, song người dân chưa yên tâm đầu tư, tái đàn trở lại. Bởi vậy, cùng với việc tái đàn lợn, người chăn nuôi cần tích cực chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi như gà đen đặc sản vùng cao, lợn bản địa, vịt bầu Lâm Thượng... 

Bên cạnh tái đàn, người chăn nuôi cần tổ chức phun thuốc khử trùng, tiêu độc; chỉ mua và sử dụng những con giống an toàn, sạch bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt, thực hiện đồng bộ các giải pháp chăn nuôi mới đảm bảo cho ngành chăn nuôi bền vững, an toàn và hiệu quả.

Thanh Phúc

Tags Yên Bái phòng chống dịch đẩy mạnh chăn nuôi

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2017, 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Sản phẩm củ sâm Hoàng sin cô được trồng thử nghiệm tại xã Xà Hồ.

Thông qua nguồn xã hội hoá từ Hội Nông dân (HND) huyện Trạm Tấu, năm 2019, HND xã Xà Hồ vận động 3 hộ dân trồng thử nghiệm giống sâm Hoàng sin cô với diện tích 0,6 ha. Ngoài sâm Hoàng sin cô mới đưa vào trồng, xã còn tập trung chăm sóc tốt diện tích thảo quả, sơn tra, măng sặt, khoai sọ…

Lãnh đạo Phòng Y tế huyện Văn Yên hướng dẫn chủ các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống hoàn thiện các thủ tục về đảm bảo ATTP theo quy định.

Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo (BCĐ) An toàn thực phẩm (ATTP) huyện Văn Yên đã xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ATTP; đảm bảo ATTP trong dịp tết Nguyên đán, phục vụ các lễ hội, hội nghị, "Tháng hành động vì chất lượng ATTP năm 2020”.

Các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp Pakistan.

Vừa qua, tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội nghị kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp (DN) Yên Bái và Thương vụ Việt Nam, DN nước ngoài, thúc đẩy một bước quan trọng các hoạt động kết nối giao thương Yên Bái đã và đang hỗ trợ cho DN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục