Yên Bình thực hiện "190": Dấu ấn giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/11/2020 | 7:53:29 AM

YênBái - Từ đầu năm đến nay, trên 105 km đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện Yên Bình đã được kiên cố hóa, vượt 133,9% so với chỉ tiêu giao tại Chương trình hành động số 190-Ctr/TU của Tỉnh ủy Yên Bái.

Lãnh đạo huyện Yên Bình cùng nhân dân thôn Đồng Tâm, xã Mỹ Gia tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn trong “Ngày cuối tuần cùng dân”.
Lãnh đạo huyện Yên Bình cùng nhân dân thôn Đồng Tâm, xã Mỹ Gia tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn trong “Ngày cuối tuần cùng dân”.

Có mặt tại thôn Đồng Tâm, xã Mỹ Gia đúng vào ngày bà con đang tấp nập làm đường GTNT. Đây là đợt ra quân kiên cố hóa đường GTNT đợt 3 - năm 2020 của địa phương. Từ rất sớm, bà con trong thôn mỗi người một việc, người tạo mặt bằng, người vận chuyển, người vận hành máy trộn bê tông… hòa trong tiếng nói cười rộn rã. 

Anh Chu Thành Khương - người dân thôn Đồng Tâm phấn khởi: "Tuyến đường dài 150 m này trước đây nếu mưa gió thì hầu như bà con phải bỏ xe ở phía ngoài rồi đi bộ vào. Nay được sự giúp đỡ của Nhà nước, bà con chung tay góp sức để bê tông hóa tuyến đường này, trẻ con đi học đỡ vất vả, xe chở hàng hóa sẽ vào được tận nhà, ai cũng rất phấn khởi. Đây sẽ là động lực để chúng tôi tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”. 

Từ đầu năm đến nay, xã Mỹ Gia đã hoàn thành kiên cố hóa được 4,5 km và dự kiến đến hết tháng 11/2020, toàn xã sẽ kiên cố hóa được trên 5 km đường GTNT, phấn đấu về đích nông thôn mới vào năm 2021. 

Ông Hà Văn Lĩnh - Chủ tịch UBND xã Mỹ Gia chia sẻ: "Kết quả có được là do công tác tuyên truyền được địa phương đặt lên hàng đầu. Khi dân hiểu, thấy được lợi ích thiết thực thì mọi việc được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo sát sao, cùng "vào cuộc”, kịp thời động viên, khích lệ phong trào”. 

Còn ở xã Cảm Nhân, 185 hộ ở thôn Làng Rẫy hân hoan lắm bởi tuyến đường dài 300 m, một nhánh vào khu Gò Chùa, một nhánh vào khu Làng Mù trước đây đi lại rất khó khăn, nay được Nhà nước hỗ trợ vật liệu, nhân dân hiến đất và đóng góp công lao động đã hoàn thành, tạo điều kiện đi lại thuận lợi và vận chuyển hàng hóa nông sản cho bà con. 

Là hộ hiến nhiều đất và ủng hộ 10 tấn xi-măng để làm đường, ông Vương Chí Sình - thôn Phạ 1 cho hay: "Gia đình tôi có trên 1 ha trồng cam ở thôn Làng Rẫy. Khi được cán bộ đến nói chuyện về việc hiến đất làm đường, mở rộng đường, tôi nhất trí cao. Con đường bê tông sạch đẹp sẽ mang lại lợi ích lớn cho gia đình tôi và người dân trong thôn”.

Về Yên Bình hôm nay, không khó để nhận thấy những đổi thay rõ nét bắt đầu từ chính những con đường bê tông đã nối gần lại những thôn, bản xa. Với tổng số vốn 162,29 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh là 121,93 tỷ đồng, của huyện là trên 20 tỷ đồng, huy động sự đóng góp của nhân dân 20,3 tỷ đồng, trên 105 km đường GTNT được hoàn thành trong năm 2020 đã tạo nên động lực thúc đẩy các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. 

Kết quả đó là minh chứng rõ nét cho một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân nên đã trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp, tạo động lực để người dân thi đua phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng đổi mới bộ mặt nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Đồng chí Nguyễn Dũng Giang - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Bình cho biết: "Xác định phát triển GTNT là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội nên huyện Yên Bình đặc biệt chú trọng, nhất là ở các xã khó khăn. Với phương châm "nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, thời gian qua, bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh, huyện đã vào cuộc quyết liệt, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm và tạo sự đồng thuận trong nhân dân; động viên, khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia, đóng góp kinh phí làm đường; phát động phong trào hiến đất, đóng góp tiền của, công sức chung tay làm đường GTNT tạo nên bước đột phá trong phát triển GTNT. 

Điều đó, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện thành công mục tiêu sớm đưa Yên Bình trở thành huyện nông thôn mới”. 

Thanh Chi

Tags Yên Bình chương trình hành động 190 dấu ấn giao thông nông thôn

Các tin khác
Hiện các địa phương, các hộ chăn nuôi, chủ trang trại, doanh nghiệp tổ chức tái đàn, đẩy mạnh chăn nuôi đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm. Trong ảnh: Người dân xã Bảo Ái tích cực đẩy mạnh chăn nuôi lợn chuẩn bị cung cấp cho thị trường cuối năm. (Ảnh: Minh Huyền)

Dịch bệnh tả lợn châu Phi (BDTLCP) cũng như các dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đã được khống chế. Người chăn nuôi, các chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã có thể tái đàn đẩy mạnh chăn nuôi để đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển chăn nuôi năm 2020.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2017, 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Sản phẩm củ sâm Hoàng sin cô được trồng thử nghiệm tại xã Xà Hồ.

Thông qua nguồn xã hội hoá từ Hội Nông dân (HND) huyện Trạm Tấu, năm 2019, HND xã Xà Hồ vận động 3 hộ dân trồng thử nghiệm giống sâm Hoàng sin cô với diện tích 0,6 ha. Ngoài sâm Hoàng sin cô mới đưa vào trồng, xã còn tập trung chăm sóc tốt diện tích thảo quả, sơn tra, măng sặt, khoai sọ…

Lãnh đạo Phòng Y tế huyện Văn Yên hướng dẫn chủ các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống hoàn thiện các thủ tục về đảm bảo ATTP theo quy định.

Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo (BCĐ) An toàn thực phẩm (ATTP) huyện Văn Yên đã xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, các văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ATTP; đảm bảo ATTP trong dịp tết Nguyên đán, phục vụ các lễ hội, hội nghị, "Tháng hành động vì chất lượng ATTP năm 2020”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục