Công nghiệp Yên Bái nỗ lực vượt khó

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/12/2020 | 7:51:27 AM

YênBái - Theo Cục Thống kê, mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự tác động của đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng.

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn thi đua sản xuất trong những tháng cuối năm.
Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn thi đua sản xuất trong những tháng cuối năm.

Trong 11 tháng của năm 2020, giá trị SXCN đạt 10.695,5 tỷ đồng, tăng 7,35% so với cùng kỳ. 

Một số ngành công nghiệp tăng khá là: khai thác đá các loại tăng 18,35%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 12,65%; in ấn tăng 7,78%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại (xi măng, bột đá) tăng 15,08%; sản xuất kim loại tăng 4,18%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 18,94%; sản xuất điện tăng 17,57%. 

Đặc biệt, một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nổi bật là: đá xây dựng tăng 47,74%; tinh bột sắn tăng 41,22%; bao bì và túi giấy tăng 33,16%; xi măng tăng 17,84%; các sản phẩm bằng đá hoặc bằng các chất liệu khoáng khác tăng 61,75%; thép ống mạ kẽm tăng 4,18%; điện sản xuất tăng 19,95% do vào các tháng cuối năm 2020 các nhà máy thủy điện lớn có đủ lượng nước phát điện với công suất khá cao so với cùng kỳ; điện thương phẩm tăng 8,09%. Đây là những ngành có nguồn nhiên liệu chủ động, không phụ thuộc nhiều vào thị trường nhập khẩu. 

Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong thời kỳ dịch Covid-19 của doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và bùng phát trở lại ở một số địa phương từ cuối tháng 7/2020 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp. 

Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là đối tượng bị ảnh hưởng lớn, một số sản phẩm sản xuất bị giảm so với cùng kỳ là khai thác quặng kim loại giảm 32,46%; sản xuất đồ uống giảm 21,85%; may trang phục giảm 6,67%; sản xuất hóa chất giảm 60,59%; sản xuất thuốc, dược liệu giảm 10,12%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 7,09%... Công ty Xuất nhập khẩu thảo mộc Thái Vân là đơn vị chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng từ quế xuất khẩu và do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên việc xuất khẩu đã bị ảnh hưởng lớn. 

Bà Nguyễn Thị Thư - Giám đốc Công ty cho biết: "Hiện nay, thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu sang Ấn Độ và một số nước Trung Đông, Mỹ; tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên lượng hàng còn tồn nhiều, hàng xuất đi giảm 30 - 40%. Dù vậy, nhờ sự nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường, nên số lượng sản phẩm quế của Công ty hiện vẫn được xuất bán nhưng tốc độ khá chậm”.

Theo Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010): tháng 11/2020 ước đạt 1.105,4 tỷ đồng tăng 0,85% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng, giá trị XSCN đạt 10.695,5 tỷ đồng, tăng 7,35% so với cùng kỳ. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng ngành công nghiệp hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: nhiều dự án công nghiệp bị chậm tiến độ hoặc dừng đầu tư; một số dự án công nghiệp hoàn thành đưa vào hoạt động nhưng chưa phát huy hiệu quả… 

Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn nguyên liệu nhập khẩu, thị trường xuất khẩu bị gián đoạn và thu hẹp đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Năng lực mới tăng thêm trong SXCN ít, chủ yếu là các dự án tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ; một số dự án công nghiệp có quy mô lớn đầu tư hoàn thành nhưng chưa phát huy hết công suất. Các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, trình độ công nghệ lạc hậu và chậm được đầu tư đổi mới, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu…

Tuy vậy, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 11 tháng năm 2020 đạt mức tăng 7,28% so với cùng kỳ cũng cho thấy có dấu hiệu tích cực trong SXCN những tháng cuối năm 2020. Tuy nhiên, để SXCN của tỉnh hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm, các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực huy động vốn bằng nhiều hình thức, đẩy mạnh hoạt động cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, kinh doanh...

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành có liên quan cần có biện pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về vốn, hỗ trợ trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm... góp phần vào hoàn thành mục tiêu kế hoạch SXCN năm 2020 của tỉnh.

Quang Thiều

Tags công nghiệp Yên Bái vượt khó dịch Covid-19

Các tin khác
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Yên hướng dẫn người dân xã Viễn Sơn ủ thức ăn xanh cho trâu, bò.

Nhiều năm qua, chăn nuôi trâu là nguồn thu nhập chính của gia đình ông Bàn Hữu Huyện ở thôn Khe Qué, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên. Mùa đông đến, ông Huyện đều sửa lại chuồng nuôi, tích trữ rơm, ngô, chăm sóc cỏ.

Xử lý nguyên liệu chế biến tại Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song thu ngân sách của tỉnh Yên Bái 11 tháng qua đã đạt 106% dự toán Trung ương giao.

Gạo Hom Mali đã sáu lần giành giải nhất trong số 12 lần cuộc thi được tổ chức.

Ngày 4-12, tại Hội nghị Gạo Thế giới thường niên lần thứ 12, giống gạo thơm Hom Mali của Thái-lan đã giành lại ngôi vị loại gạo ngon nhất thế giới, sau ba năm bị các loại gạo khác của Campuchia và Việt Nam vượt qua.

Quy định cho phép các ngân hàng định danh trực tuyến khách hàng (eKYC) mà không cần tới quầy giao dịch, nền tảng đầu tiên để ngân hàng số phát triển, vừa được Ngân hàng Nhà nước thông qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục