Chủ động phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
- Cập nhật: Thứ năm, 7/1/2021 | 7:55:48 AM
YênBái - Từ giữa tháng 10/2020, tại Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò tại 13 xã thuộc 03 huyện của 02 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng với tổng số gia súc mắc bệnh là 232 con bò mắc bệnh, chết 19 con. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa phát hiện trường hợp trâu, bò nghi mắc bệnh.
Vảy, loét, sẹo trên da bò bị bệnh viêm da nổi cục.
|
Một số đặc điểm, triệu chứng và bệnh tích
Bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD) là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút này không gây bệnh trên người.
Đường truyền lây qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve. Bệnh cũng có thể lây truyền qua vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh; sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%.
Triệu chứng chính của bệnh bao gồm: sốt cao (có thể trên 41OC), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2 - 5 cm, đặc biệt là vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao, các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa tồn tại trong vài tháng, để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn. Các mụn nước, vết hoại tử, vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.
Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh
Thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi... và thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng... Bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và tiêm phòng đầy đủ vắc - xin phòng bệnh cho đàn trâu, bò. Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Khi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng... liên tục trong vòng 3 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh.
Kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh tại các nước châu Âu và Tây Á cho thấy, các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm: phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin VDNC cho trâu, bò. |
Tags Yên Bái phòng chống đói rét cho đàn gia súc bệnh viêm da
Các tin khác
Thành tựu trên lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp ở Văn Chấn là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, nhìn rộng ra toàn tỉnh thì huyện Văn Chấn vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trong đó, phải kể tới mối liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân còn thiếu bền vững.
Doanh thu giảm so với năm 2019 ở tất cả các tiêu chí: lượt khách du lịch, khách quốc tế và doanh thu.
Tổng ước giá trị kinh doanh thường xuyên và dự ước nhập thêm hàng hóa trong dịp giáp tết Nguyên đán Tân Sửu là 109 tỷ đồng.
Sáng nay (6-1), giá vàng trong nước tăng thêm 50.000-100.000 đồng/lượng ở chiều bán, lên mức cao nhất 3 tháng qua. Diễn biến trên xuất phát từ thị trường quốc tế.