YênBái - Cửa hàng tạp hóa của gia đình anh Bùi Thế Minh ở tổ dân phố 1, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên lúc nào cũng nhộn nhịp khách mua. Để có vốn nhập hàng, dự trữ cho dịp tết vừa qua, anh Minh thường xuyên làm thủ tục vay vốn tại Quỹ Tin dụng nhân dân (TDND) thị trấn Cổ Phúc.
|
Gia đình anh Bùi Thế Minh, tổ dân phố 1, thị trấn Cổ Phúc sử dụng vốn vay của Quỹ TDND kinh doanh hàng tạp hóa, tạo thu nhập ổn định.
|
Anh cho biết: "Các hộ kinh doanh chúng tôi rất cần có nguồn vốn để duy trì hoạt động, khi đến vay tại Quỹ, chúng tôi được tạo điều kiện nhanh nhất về mặt thủ tục và đáp ứng được nguồn vốn vay”.
Phần đa các mô hình sản xuất, kinh doanh của các hộ dân ở thị trấn Cổ Phúc và xã Minh Quán quy mô không lớn, nên người sản xuất - kinh doanh đã tìm đến nguồn vốn vay của Quỹ với lãi suất hợp lý, thủ tục vay đơn giản. Những năm qua, hàng nghìn lượt hộ dân trên địa bàn nhờ đồng vốn vay của Quỹ để phát triển kinh tế.
Ông Lý Minh Bình, thôn 5, xã Minh Quán cho biết: "Nhờ có nguồn vốn vay của Quỹ TDND, gia đình đã đầu tư và trồng 2 ha rừng và phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại. Nhờ đó, gia đình có nguồn thu nhập ổn định ngay trên mảnh đất quê hương”.
Quỹ TDND thị trấn Cổ Phúc được thành lập năm 1998, đến nay, Quỹ có tổng số vốn điều lệ của Quỹ đạt 5 tỷ 030 triệu đồng với 12 cán bộ, nhân viên và 1.111 thành viên, trong đó xã Minh Quán có 238 thành viên; thị trấn Cổ Phúc có 873 thành viên. Để huy động nguồn vốn tại chỗ, Quỹ đã vận dụng linh hoạt lãi suất tiền gửi dựa theo tình hình biến động của thị trường vốn trên địa bàn, đưa ra nhiều kỳ hạn gửi và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi tiền.
Trong năm 2020, đã có 1.990 lượt thành viên và khách hàng tham gia gửi tiền với doanh số tiền gửi đạt trên 158,8 tỷ đồng, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng gần 90% tổng nguồn vốn của Quỹ. Mặc dù năm 2020 hoạt động tín dụng gặp rất nhiều khó khăn do cạnh tranh với nhiều ngân hàng thương mại khác và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song Quỹ đã giải quyết cho 690 lượt thành viên vay vốn với doanh số cho vay gần 125 tỷ đồng; dư nợ cho vay thành viên trên 96,8 tỷ đồng.
Trong đó, cho vay sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi là 21 tỷ 216 triệu đồng, chiếm 21,9% tổng dư nợ; cho vay kinh doanh dịch vụ và ngành nghề là 47 tỷ 373 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 48,9% tổng dư nợ…
Theo bà Phùng Thị Phương Thảo - Giám đốc Quỹ TDND thị trấn Cổ Phúc, năm 2021, Quỹ TDND thị trấn Cổ Phúc phấn đấu tăng mức vốn điều lệ lên 5 tỷ 565 triệu đồng; huy động tiền gửi thành viên và khách hàng lên 103 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 102 tỷ đồng, giảm nợ quá hạn dưới 1% so với tổng dư nợ và phấn đấu lợi nhuận đạt gần 1,2 tỷ đồng.
Hùng Cường
Đến nay, toàn tỉnh có 4.423 tổ hợp tác và 503 hợp tác xã. Năm 2020, khu vực kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 36 tỷ đồng.
Phiên giao dịch sáng nay 23/2, giá vàng SJC tăng mạnh 500.000 đồng/lượng so với sáng qua, lên mức 56,55 triệu đồng/lượng.
Yên Bái đã xây dựng hình thành 10 nhóm sản phẩm chủ lực gắn với tiềm năng, lợi thế địa phương cùng 10 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm đặc sản, hữu cơ và cây dược liệu của các vùng sản xuất tập trung.
Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (gọi tắt là Nghị quyết 10). Sau 3 năm thực hiện, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) ở Yên Bái đã có bước phát triển mới cả về số lượng, chất lượng.