Chính phủ chỉ đạo gỡ khó tiêu thụ hàng hóa cho các địa phương có dịch Covid-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/2/2021 | 2:21:57 PM

Chính phủ yêu cầu khẩn trương có giải pháp tạo thuận lợi lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất và nông sản tại các địa phương có dịch Covid-19.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các tỉnh có dịch Covid-19
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các tỉnh có dịch Covid-19

Văn phòng Chính phủ vừa ra Công văn số 1193 ngày 24/2/2021 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gửi các Bộ: Công thương, Y tế, Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16 ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.

Các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải và các Bộ, cơ quan địa phương liên quan cần khẩn trương hướng dẫn hỗ trợ, có các giải pháp khả thi, kịp thời để tạo thuận lợi cho việc lưu thông, xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa, nhất là đối với nguyên, vật liệu phục vụ cho sản xuất và nông sản tại các địa phương có dịch Covid-19; Không để tình trạng ách tắc trong khâu giao nhận vận tải làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Đồng thời bảo đảm yêu cầu công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh triển khai các hoạt động kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng tại thị trường trong nước và xuất khẩu, chủ động theo dõi, nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tháo gỡ các khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền.

(Theo VOV)

Các tin khác

Với hướng đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm đạt trên 500 ngàn m3; hình thành vùng trồng rừng gỗ lớn với diện tích trên 40.000 ha; đưa tỷ lệ gỗ xẻ từ 25% - 30% hiện nay lên trên 60% vào năm 2025; phấn đấu đưa Yên Bái trở thành trung tâm sản xuất lâm nghiệp công nghệ cao ở khu vực miền núi phía Bắc vào năm 2025.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp Cổ Chiên, Tân Đức và Sông Lô 2.

Gia đình anh Hờ A Dì ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải sử dụng tốt vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi. (Ảnh: T.L)

Các chương trình tín dụng ưu đãi đã giải quyết cho 10.348 lượt khách hàng thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn sản xuất, kinh doanh, chiếm 45% tổng số khách hàng.

Toàn tỉnh hiện có 78.000 ha quế, không chỉ phủ xanh đất trống, đồi trọc mà còn mang lại no ấm cho người dân. (Ảnh: Quang Thiều)

Chỉ trong vòng trên dưới 2 thập kỷ, như có "phép màu”, rừng đã hồi sinh trở lại. Không chỉ những nơi có điều kiện, rừng trồng đã lan rộng đến các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Có vị lãnh đạo địa phương chia sẻ vui: "Địa phương chúng tôi giờ không có đất để trồng rừng, bởi khai thác đến đâu bà con trồng rừng đến đó!”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục