Văn Chấn khuyến khích chăn nuôi theo hướng hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/3/2021 | 2:05:10 PM

YênBái - Với mục tiêu mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa, những năm qua, huyện Văn Chấn đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân vay vốn ưu đãi, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh..., góp phần chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung.

Các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Văn Chấn.
Các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Văn Chấn.

Tận dụng lợi thế của gia đình trong phát triển mô hình VAC, chị Đỗ Thị Hương - thôn Nông Trường, xã Thượng Bằng La đã quy hoạch chuồng nuôi lợn thịt và lợn nái với quy mô 200 m2, bình quân mỗi lứa, gia đình chị xuất bán trên 4 tấn lợn thịt. 

Chị Hương cho biết: "Việc tái đàn thời gian qua gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ của tỉnh, gia đình tôi tiếp tục vay mượn, đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, trong đó chú trọng lựa chọn con giống từ các trang trại có uy tín, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, qua đó, đàn lợn phát triển khỏe mạnh”. 

Với giá lợn hơi ổn định từ 80.000 – 85.000 đồng/kg như hiện nay, gia đình chị thu về gần 80 triệu đồng đã trừ chi phí.  

Với mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững, xã Thượng Bằng La đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ. Toàn xã hiện duy trì hơn 7.000 con gia súc, trên 17.000 con gia cầm các loại. Trong đó, trâu, bò 1.400 con, còn lại là đàn lợn, dê và ngựa. 

Song song với việc ổn định đàn, xã cũng quan tâm xây dựng các mô hình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ với 32 mô hình chăn nuôi lợn thịt từ 50 con trở lên, 1 mô hình chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 500 con trở lên và 1 mô hình chăn nuôi dê 30 con trở lên. 

Ông Hà Ngọc Đặng - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La cho biết: "Các chương trình dự án của tỉnh, của huyện và chủ trương của địa phương đã làm thay đổi tư duy của người dân. Trên địa bàn xã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô vừa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển chăn nuôi đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao”. 

Vài năm trở lại đây, huyện Văn Chấn xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Cùng với đó, người dân đã mạnh dạn mở rộng quy mô đối với những vật nuôi trước đây chưa phải là thế mạnh như dê, ngựa. 

Gia đình anh Đặng Văn Toàn ở tổ dân phố Văn Thi 4, thị trấn Sơn Thịnh lựa chọn mô hình chăn nuôi dê lai sinh sản và dê thương phẩm. Đầu năm 2019, anh Toàn đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư gần 150 triệu đồng mua gần 30 con dê lai sinh sản về nuôi. Sau hơn một năm, đàn dê của gia đình anh Toàn đã sinh sản và phát triển mạnh.  

Việc phát triển chăn nuôi đã có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi tư duy của người dân trong hình thành các mô hình sản xuất, chủ động phòng chống dịch bệnh. Ông Phùng Thế Hanh - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: "Huyện đã hỗ trợ người dân vay vốn ưu đãi, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng theo đúng định kỳ quy định. Đến nay, toàn huyện có trên 130 mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn nái với quy mô vừa, 50 mô hình chăn nuôi gia cầm, 70 mô hình chăn nuôi trâu, bò và 20 mô hình chăn nuôi dê theo hướng hàng hóa. Bình quân các mô hình cho thu nhập từ 150 triệu đồng/năm trở lên”. 

 Quang Sơn (Trung tâm TT&VH huyện Văn Chấn)

Tags Văn Chấn khuyến khích chăn nuôi hàng hóa chăn nuôi tập trung

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Dũng Giang - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy (ngoài cùng, bên trái) chỉ đạo xã Tân Nguyên ra quân làm đường GTNT.

Năm 2020, Yên Bình trở thành địa phương dẫn đầu trong phong trào làm đường giao thông nông thôn của tỉnh với thêm 105 km đường liên thôn được bê tông hóa nhờ rất nhiều ở sự đóng góp của nhân dân.

Ảnh minh họa

Tổng cục Thuế vừa ban hành các văn bản yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố rà soát toàn bộ hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất do cơ quan Thuế quản lý.

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái tuyên truyền phân biệt hàng giả, hàng thật tại xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân khu vực nông thôn, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều đối tượng thường xuyên vận chuyển, buôn bán các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tham quan gian trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Yên Bái là một trong những tỉnh thuộc "tốp đầu” khu vực trung du và miền núi phía Bắc thực hiện Chương trình OCOP theo Quyết định số 490 ngày 7/5/2018 và Quyết định số 1048 ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục