Hát Lừu: Bảo vệ rừng tốt từ cách làm hay

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/3/2021 | 1:59:07 PM

YênBái - Trực tiếp được tham gia một buổi chăm sóc rừng của hội viên nông dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu mới thấy cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nơi đây đã đúng đắn khi giao cho Hội Nông dân xã làm chủ hợp đồng trong việc trồng và chăm sóc 20 ha rừng theo dự án làm giàu rừng do Tổ chức GIZ tài trợ.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Trạm Tấu và lãnh đạo xã Hát Lừu trao đổi với hội viên nông dân về công tác bảo vệ rừng mùa hanh khô.
Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Trạm Tấu và lãnh đạo xã Hát Lừu trao đổi với hội viên nông dân về công tác bảo vệ rừng mùa hanh khô.

Ngay từ sáng sớm, khoảng 20 hộ hội viên nông dân đã có mặt đông đủ ở nhà Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mè Văn Sức. Người mang dao phát, người mang cuốc lên khu rừng nằm trong dự án. Toàn bộ diện tích này đã được trồng từ tháng 7/2020 với tổng số 10.000 cây giống bằng 2 loài là pơ mu và de hương. 

Vừa phát vừa vun gốc vừa nói chuyện về công tác Hội, thỉnh thoảng đồng chí Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã lại nhấn mạnh: "Sau hôm nay, bà con về tích cực kiểm tra các diện tích ruộng xem chỗ nào thiếu nước thì dẫn nước về, để ý sâu, bệnh nếu có là phải kịp thời mua thuốc về phun phòng luôn”. Vậy là, một công đôi việc.  

Hiện nay, Hội Nông dân xã Hát Lừu có 782 hội viên sinh hoạt tại 4 chi hội. Trong số này, có 2 chi hội là Hát 1, Hát 2 tham gia thực hiện công trình làm giàu rừng trên diện tích 20 ha. Kinh phí được nhận từ mô hình một phần được chia cho các hộ, một phần được trích lại để làm quỹ hoạt động chung. Phương thức này không chỉ nêu cao vai trò của Hội Nông dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng mà còn xây dựng được nguồn quỹ duy trì hoạt động. 

Ông Lò Văn Tiếp - Chủ tịch UBND xã Hát Lừu cho biết: "Hiện, xã có hơn 500 ha rừng tự nhiên phòng hộ. Trong khi đó, xã có tới hơn 800 hộ dân, nếu chia toàn bộ diện tích rừng trên cho từng hộ cá nhân riêng lẻ quản lý bảo vệ thì rất khó vì số diện tích trên mỗi hộ sẽ rất nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã thống nhất giao các diện tích rừng trên cho các đoàn thể chăm sóc bảo vệ như: Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi... Việc để một tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân đứng ra đại diện nhận làm chủ hợp đồng không chỉ phát huy  tính tập thể, tính cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng mà còn nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các hội viên”.

Thu Hằng - Lộc Chầm (Trung tâm TT&VH Trạm Tấu)

Tags Hát Lừu bảo vệ rừng Trạm Tấu Tổ chức GIZ tài trợ

Các tin khác
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tham quan các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái.

Bưởi Đại Minh - sản vật tiến vua, chè Bát Tiên Bảo Hưng, trà Tuyết Sơn Trà, gạo Séng cù, quế điếu thuốc, dầu lạc đỏ, dầu lạc trắng, lạc ri vỏ đỏ, miến đao... đang là những sản phẩm làm nên "thương hiệu" OCOP Yên Bái.

Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu, thực hiện giao dịch tại xã.

Hiện nay, Phòng Giao dịch Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Trạm Tấu đang triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân xã Quang Minh có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: T.L)

Từ một xã vùng II rất khó khăn, đất đai không quá phì nhiêu, lại có trên 85% dân số là người dân tộc Dao sinh sống, Quang Minh nay đã trở thành một trong những xã nông thôn mới của huyện Văn Yên.

Hiện tại, hầu hết các hộ chăn nuôi tại huyện Lục Yên đều nuôi gà theo hình thức thả vườn đem lại giá trị kinh tế cao. Do đó, ngay từ khi nắm được tình hình dịch cúm gia cầm H5N6 xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố, huyện Lục Yên đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền người chăn nuôi nêu cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục